Xây dựng tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh

Theo đó căn cứ vào các bộ tiêu chí như cây mẹ, hạt giống, cây giống, quy trình gieo ươm từ thực tế tại vườn ươm giống cây sâm Ngọc Linh của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đác Tô (tỉnh Kon Tum), Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc (thuộc Viện Dược liệu) sẽ đưa ra bộ tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh để giúp tỉnh Kon Tum trồng và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn. Dự án được tiến hành nghiên cứu từ tháng 7-2015 đến tháng 7-2017.
Cây sâm Ngọc Linh được tỉnh Kon Tum xác định là một trong chín sản phẩm chủ lực của tỉnh. Tỉnh Kon Tum phấn đấu đến năm 2020 trồng được khoảng 1.000 ha cây sâm Ngọc Linh và đến năm 2025 nâng diện tích sâm đạt hơn 9.000 ha. Tuy nhiên cho đến nay ngoài vườn sâm ươm giống khoảng gần tám ha thuộc Dự án Bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh của Chính phủ đầu tư thì nguồn cây giống sâm Ngọc Linh trôi nổi trên thị trường chưa có cơ sở để khẳng định có phải là cây giống sâm Ngọc Linh hay không.
Việc xây dựng được tiêu chuẩn cây giống sâm Ngọc Linh không chỉ giúp tỉnh Kon Tum đẩy nhanh tiến độ trồng sâm Ngọc Linh mà còn góp phần bảo vệ nguồn gien quý hiếm của loài cây đặc hữu này.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, các nhà khoa học, ngành chuyên môn đã tìm đến các vườn nhãn “kháng” chổi rồng tìm hiểu quy trình chăm sóc của nông dân để có giải pháp nhân rộng. Đây được xem là nhân tố mới trong việc triển khai phòng trị nhãn chổi rồng hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Mặc dù chỉ mới hoạt động hơn 1 năm, song Tổ dịch vụ (TDV) bao trái xoài ở phường 6, TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã tạo được hiệu ứng tốt trong việc nhân rộng và phát triển mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn tại địa phương.

Tôi trở lại cánh rừng dầu tái sinh của cha con anh Trần Văn Hiếu ở thôn Bình An, xã Tân Bình (thị xã La Gi) vào buổi chiều tháng 6. Trong rừng, cây dầu, cây sến đã cao lên, xanh ra, tràn đầy sức sống. Hầu hết phát triển đồng đều, cao từ 10 - 15m, trên 20cm đường kính. Dưới tán rừng là thảm thực vật. Chồn, sóc và khỉ đã xuất hiện trong rừng.

Thời gian gần đây, người dân tại TP. Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông bắt đầu đối diện với tình trạng khó tiêu thụ quả thanh long. Thông tin này được truyền thông Trung Quốc đồng loạt đưa tin, tác động tiêu cực đến những hộ tham gia trồng thanh long nơi đây.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ nay tới cuối năm còn khá nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc.