Ngăn Chặn Nhân Nuôi Ốc Bươu Vàng

Ngày 30/10, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm, ngăn chặn việc nhân nuôi ốc bươu vàng.
Công văn nêu rõ: Ốc bươu vàng là loài ngoại lai xâm hại và là sinh vật gây hại nguy hiểm đối với lúa cùng một số cây trồng dưới nước ở Việt Nam. Vì vậy, ốc bươu vàng cần phải được kiểm soát chặt chẽ, các hành vi gây nguy cơ phát tán sinh vật gây hại này phải bị nghiêm cấm.
Thời gian gần đây, tại một số địa phương đã xảy ra tình trạng buôn bán nhân nuôi ốc bươu vàng thiếu kiểm soát, gây nguy cơ lây lan, phát tán dịch hại, vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Cục Bảo vệ Thực vật đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn Chi cục Bảo vệ thực vật các địa phương kiểm tra, xử lý vi phạm, song tình hình vẫn chưa được cải thiện đáng kể.
Để kịp thời ngăn chặn các vi phạm nhằm bảo vệ sản xuất nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo khẩn trương và quyết liệt để thực hiện tốt các nội dung sau:
1. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm của các tổ chức, cá nhân có hành vi nhân nuôi, vận chuyển, phát tán ốc bươu vàng theo quy định của Nghị định 26/2003/NĐ-CP ngày 19/3/2003 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật (nếu vi phạm trước ngày 20/11/2013) và Nghị định 114/NĐ-CP ngày 4/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật (nếu vi phạm từ ngày 20/11/2013).
Đặc biệt nghiêm cấm việc nhân nuôi ốc bươu vàng. Nếu phát hiện không chỉ xử phạt vi phạm hành chính mà còn buộc phải tiêu hủy theo quy định.
2. Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tại địa phương và chính quyền cấp huyện, xã phối hợp với các đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ tác hại của ốc bươu vàng và các hành vi làm tăng nguy cơ phát tán, thực hiện nghiêm những quy định của pháp luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật có liên quan; khuyến khích người dân phát hiện vi phạm để báo cho chính quyền địa phương và tham gia giám sát việc xử lý vi phạm.
Có thể bạn quan tâm

Một nông dân trồng cây chuối và kết quả cho ra hai buồng, rất nhiều quả. Điều đáng nói, cây chuối này trổ hai bông vào hai thời điểm khác nhau.

Thời gian ươm rau giống thường từ tháng 6 đến tháng 12 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên năm nay, để đáp ứng cho việc khôi phục diện tích rau màu sau đợt mưa, có thể thời gian ươm giống sẽ kéo dài hơn. Khoảng từ 20-25 ngày là người trồng có thể thu hoạch được một lứa

Theo định hướng phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao, những năm qua, TP Cần Thơ đã triển khai nhiều chương trình, dự án nhằm nâng cao chất lượng đầu ra cho ngành lúa gạo thành phố. Trong đó, mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) đã khẳng định hiệu quả bước đầu và được nông dân trồng lúa đồng thuận hưởng ứng. Hiện nay, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ đang tập trung vận động doanh nghiệp, nông dân tham gia nhân rộng mô hình tạo tiền đề tiến tới liên kết sản xuất lúa theo hướng VietGAP.

Tiến sĩ Addison Lawrence - Một nhà khoa học nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu AgriLife Texas đã nghiên cứu thành công một công nghệ mới, hứa hẹn mang đến cuộc cách mạng cho ngành tôm

Không đòi hỏi diện tích và chi phí cao nhưng lại cho lợi nhuận khá hấp dẫn, nuôi dê thịt đã và đang là mô hình được nhiều hộ tại xã Long Hòa (Phú Tân - An Giang) thực hiện. Cũng nhờ mô hình này mà ông Nguyễn Văn Kìa, ngụ ấp Long Hòa 1 đã có điều kiện cải thiện kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.