Làm giàu nhờ chăn nuôi heo gia công
Ông Quang kể: Lúc đầu tui xây chuồng trại dã chiến tại gia đình nuôi chừng vài chục con, thấy hiệu quả nên thuê đất mở trang trại, ban đầu nuôi 100- 120 con heo/lứa, nuôi 3 lứa/năm. Đến năm 2007 tui hợp đồng với Công ty cổ phần nuôi gia công từ 400 con/lứa (mỗi năm nuôi 2 lứa), sau tăng lên 600 - 700 con/lứa. Từ năm 2014 đến nay tui thuê thêm một trang trại nữa có cơ ngơi sẵn nên nuôi tăng đàn lên 1.000 con/lứa (2 lứa/năm). Sau khi trừ chi phí, năm 2014 lãi 850 triệu đồng; 6 tháng đầu năm nay lãi trên 400 triệu đồng.
Ở trang trại nuôi heo của ông Quang, cứ mỗi dãy chuồng đều có hồ nước để heo tắm, máng ăn thì tự động, hệ thống nước cho heo uống đều bằng vòi bảo đảm vệ sinh. Heo con trước khi thả vào nuôi đều tiêm phòng đầy đủ, nhờ vậy dịch bệnh không xảy ra. Để tránh ô nhiễm môi trường, trang trại xây hầm biogas, tận dụng khí gas đun nấu, thắp sáng.
Trang trại giải quyết việc làm thường xuyên cho 5 lao động, với mức lương từ 3,2 - 4 triệu đồng/người/tháng. Ông Quang luôn giúp đỡ các hộ nghèo ở địa phương về kỹ thuật, kinh nghiệm chăn nuôi; cho mượn vốn đầu tư nuôi heo để thoát nghèo. Năm 2011 - 2012, ông đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp thị xã; từ năm 2013 đến nay là Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, được UBND tỉnh tặng Bằng khen, UBND thị xã An Nhơn tặng Giấy khen.
Related news
Hơn 1 tháng qua, giá mủ cao su liên tiếp giảm khiến nhiều vườn cao su mới phải ngưng khai thác. Chỉ những vườn cao su lâu năm, năng suất cao mới cho lời chút đỉnh.
Khởi nghiệp với 200 con gà con cách đây hai năm, nay đàn gà lên đến 1 ngàn con chia làm ba đợt nuôi trong năm, ông Đặng Minh Trung, ngụ tại ấp Bình Thạnh - xã Châu Bình (Giồng Trôm - Bến Tre) phấn khởi.
Cũng như các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh, từ đầu vụ đông xuân, bà con nhân dân huyện Hải Lăng (Quảng Trị) phải đối mặt với việc chuột đồng phá hoại lúa trên diện rộng, thì nay bà con lại lo lắng trước hiện tượng các loại rầy gây hại cục bộ cho cây lúa trong thời kỳ chín sạ.
7 năm qua, nông dân trồng đậu bắp nhật ở 3 xã: Tân Hòa, Định Hòa và Vĩnh Thới (Lai Vung - Đồng Tháp) đều đạt lợi nhuận cao hơn trồng lúa và một số loại cây màu khác. Hiện mô hình liên kết trồng cây đậu bắp Nhật đang có xu hướng mở rộng trên địa bàn huyện.
Có chút ngạc nhiên lẫn thú vị cho những người yêu cây trái khi biết rằng cây bơ trên đất Lâm Đồng ra quả hầu như quanh năm và thực ra trồng bơ cũng rất kinh tế không kém so với nhiều loại cây trồng khác.