Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Là Chính Theo Hướng GAP

Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Là Chính Theo Hướng GAP
Ngày đăng: 11/01/2014

Vừa qua Trung tâm Khuyến nông Khuyến lâm tỉnh Bắc Kạn phối hợp với Ủy ban nhân dân xã Huyền Tụng tổ chức hội thảo tổng kết mô hình nuôi cá rô phi đực là chính theo hướng GAP.

Mô hình được triển khai tại thôn Pá Danh xã Huyền Tụng quy mô 6.000m2 với 7 hộ dân tham gia; thời gian triển khai mô hình là 5 tháng (bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 12 năm 2013). Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% con giống, 50% thức ăn, thuốc hóa chất, vôi đồng thời được tập huấn kỹ thuật trước khi tiến hành cấp phát con giống.

Nhờ làm tốt công tác chuẩn bị nên mô hình triển khai theo đúng tiến độ, đáp ứng yêu cầu mô hình đề ra. Đến nay sau 5 tháng nuôi cá phát triển tốt, không mắc các bệnh thông thường, tỷ lệ sống đạt > 71%, trọng lượng bình quân 0,45 kg/con, năng suất 8,1 tấn/ha cao hơn gần 10 lần so với phương thức nuôi truyền thống của người dân trên địa bàn.

Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, người dân tham gia thực hiện mô hình thì cá rô phi đơn tính đực hoàn toàn thích nghi với điều kiện nuôi tại địa phương, phù hợp với trình độ nhận thức của người dân. So với cách nuôi truyền thống thì nuôi cá theo quy trình GAP các yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi không quá khắt khe, hơn nữa công chăm sóc ít hơn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo nhận định của ông Hà Đức Tuyên – Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Huyền Tụng thì với 25ha diện tích mặt nước hiện có tại địa phương nếu mô hình nuôi cá theo quy trình GAP được nhân rộng thì sẽ góp phần tăng thu nhập đáng kể cho người dân trên địa bàn.

Tin rằng sự thành công của mô hình này sẽ tác động, làm thay đổi nhận thức của các hộ dân nuôi trồng thủy sản, từ việc nuôi quảng canh sang phương thức nuôi bán thâm canh, thâm canh góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.


Có thể bạn quan tâm

Cơ chế quản lý cộng đồng giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững Cơ chế quản lý cộng đồng giúp nghề nuôi tôm phát triển bền vững

Thời gian qua, nghề nuôi tôm tại Quảng Ninh khá phát triển nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp, mức độ ảnh hưởng ngày càng rộng. Để phát triển bền vững nghề nuôi tôm, theo ý kiến của các cơ quan chuyên môn, cơ chế quản lý cộng đồng được coi là một trong những giải pháp quan trọng.

26/08/2015
Tăng cường kiểm soát dư lượng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản Tăng cường kiểm soát dư lượng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Dư lượng kháng sinh trong NTTS gây nhiều thiệt hại đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Trong thời gian qua, mặc dù các cơ quan chức năng đã thực hiện nhiều giải pháp tăng cường kiểm soát, tuy nhiên vẫn chưa được xử lý triệt để.

26/08/2015
Tìm ra biện pháp phòng và điều trị tác nhân gây bệnh trên cá giống; trứng cá hồi, cá tầm Tìm ra biện pháp phòng và điều trị tác nhân gây bệnh trên cá giống; trứng cá hồi, cá tầm

Đó là kết luận của Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thủy sản III - cơ quan thực hiện đề tài “Nghiên cứu tìm hiểu một số tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng (KST), nấm và vi khuẩn trên cá giống và trứng cá hồi, cá tầm tại Lâm Đồng” vừa được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh nghiệm thu chính thức.

26/08/2015
Vẫn tiếp diễn đánh bắt cá mùa sinh sản trên sông Vàm Cỏ Đông Vẫn tiếp diễn đánh bắt cá mùa sinh sản trên sông Vàm Cỏ Đông

Hiện nay đang vào đầu mua mưa- thời điểm các loài cá bắt đầu sinh sản. Thế nhưng, trên sông Vàm Cỏ Đông, nhiều người dân vẫn khai thác thủy sản bằng nhiều hình thức khác nhau.

26/08/2015
Tôm chân trắng nuôi theo công nghệ cao được mùa được giá Tôm chân trắng nuôi theo công nghệ cao được mùa được giá

Năm 2015, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa thả nuôi tôm chân trắng trên 180 ha. Trong khi tôm nuôi trong ao đất không mấy khả quan do tôm bị dịch bệnh thậm chí chết hàng loạt thì các hộ nuôi tôm chân trắng theo công nghệ cao ở địa phương lại đang rất phấn khởi vì tôm được mùa được giá.

26/08/2015