Làm Giàu Đâu Cần Phải Đi Xa

Đó là khẳng định của anh Trần Thế Vũ, ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong (thị xã An Nhơn, Bình Định). Thấy anh quyết tâm cao, Đoàn xã đã tín chấp cho anh vay 20 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm để đầu tư nuôi gà. Năm 2007, anh xây dựng trang trại nuôi gà trên diện tích 320 m2, nuôi 500 con gà để rút kinh nghiệm, sau đó nâng đàn gà lên, với 3.500 con gà như hiện nay. Thu nhập hàng ngày từ trứng gà, sau khi trừ chi phí anh còn lãi trên 400 ngàn đồng/ngày.
Anh Vũ cho biết: Đàn gà nhiều, mình tự tiêm phòng cho gà, nên mỗi đợt tiêm phòng hai vợ chồng phải làm việc cật lực cả ngày đêm. Quá trình nuôi mình liên tục quan sát, thấy con gà nào lơ ăn cho tách riêng theo dõi, chữa trị. Khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa, tăng cường thức ăn, nước uống giàu vitamin để gà tăng sức đề kháng. Nhờ vậy đàn gà tránh được dịch bệnh, cho trứng đạt tỉ lệ 80% trở lên.
Anh Vũ luôn sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật nuôi gà công nghiệp, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho nhiều đoàn viên, thanh niên ở địa phương. Anh chia sẻ: Mình nuôi gà có kinh nghiệm nhiều rồi, anh em nào có nhu cầu mình sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật nuôi. Mình cũng muốn nhắn nhủ các bạn trẻ không cần phải đi đâu xa để làm giàu, mà chỉ cần có ý chí, nghị lực thì ở ngay quê hương cũng có nhiều cách làm giàu chính đáng.
Anh Trần Thế Vũ còn là Bí thư chi đoàn năng nổ, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều năm liền chi đoàn thôn Thanh Danh được xếp loại vững mạnh xuất sắc.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=5&macmp=5&mabb=33090
Có thể bạn quan tâm

An Giang vừa quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu ứng dụng công nghệ cao, kèm theo chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu và chế biến các loại dược liệu tại vùng Thất Sơn.

Như vậy, nếu ước tính hiệu suất sử dụng các loại phân bón trung bình khoảng 45-50%, có nghĩa lượng phân bón bị thất thoát ra môi trường hoặc bị cố định trong đất, cây trồng không sử dụng được chiếm 50-55% (tương đương trên 5 triệu tấn) thì mỗi năm ngành nông nghiệp đã lãng phí khoảng 40-44 nghìn tỷ đồng.

Niên vụ cà phê 2013 – 2014, tỉnh Đắk Lắk đã thu được những thành công nhất định, khi cả năng suất, sản lượng cà phê đều tăng cao, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng nhẹ sau 4 năm liên tục sụt giảm. Diện tích cà phê của tỉnh Đắk Lắk đã vượt mốc 203.500 ha, năng suất bình quân mỗi ha xấp xỉ 2,5 tấn, tổng sản lượng cà phê nhân xô trên 460.000 tấn, tăng 50.000 tấn so với niên vụ trước.

Chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho các giống cam là CS1, xã Đoài lùn, xã Đoài cao và cam Canh, vốn là những giống cam được di thực ở các địa phương khác về huyện Cao Phong từ những năm 1960. Theo đó, những hộ nằm trong vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý tại thị trấn Cao Phong và các xã Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong và Thu Phong sẽ có sản phẩm cam mang tên gọi chung.

Là tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, Đồng Nai không chỉ thu hút nguồn lao động nông thôn của địa phương mà từ rất nhiều tỉnh, thành khác về làm công nhân tại các nhà máy. Sự chuyển dịch lao động từ nông thôn vào các khu công nghiệp khiến lĩnh vực nông nghiệp ngày càng thiếu lao động.