Mô Hình Nuôi Cua Đồng Hiệu Quả

Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hóa vừa tổ chức hội nghị tổng kết mô hình nuôi thử nghiệm cua đồng sau hơn một năm triển khai. Được biết, mô hình này thực hiện từ tháng 2/2010 với 6 hộ tham gia, kinh phí do UBND tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ.
Theo nhiều đánh giá, mô hình nuôi cua đồng cho lợi nhuận cao, một phần do cua nhanh cho thu hoạch, dễ tiêu thụ, dễ chăm sóc, một phần là do trên cùng một diện tích đó, người dân có thể thu được 3 - 4 sản phẩm có giá trị kinh tế khác như lúa, chạch, cá...
Được sự hỗ trợ từ mô hình, hộ anh Nguyễn Chí Cường đã mua 22kg cua giống, sau một thời gian nuôi, anh thu được 78kg cua thương phẩm, doanh thu gần 7 triệu đồng. Hay hộ ông Nguyễn Đăng Ý cũng thu được trên 13 triệu đồng, hộ ông Lê Xuân Cành thu 12 triệu đồng… Bà con cho biết, nuôi cua không khó, có thể kết hợp cấy lúa, có tác dụng sục bùn, làm sạch gốc lúa, hạn chế rầy nâu, làm tơi xốp đất, tăng độ phì nhiêu cho đất, kích thích rễ lúa phát triển, lúa tốt, trỗ đều. Ngược lại, cây lúa là nơi ẩn nấp cho cua và còn là nguồn thức ăn tự nhiên cho cua khi lúa trỗ bông.
Mô hình nuôi cua đồng còn có ưu điểm nữa là con giống tự nhiên sẵn có, hoặc chỉ cần mua con giống vụ nuôi đầu; tận dụng được lao động nhàn rỗi, vốn đầu tư ít.
Tuy nhiên, đây là mô hình nuôi mới tại Thanh Hóa, người dân vừa nuôi, vừa phải học hỏi và đúc rút kinh nghiệm. Ngoài ra, do thời tiết nắng nóng, mưa, rét kéo dài cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh sản và phát triển của cua.
Với kết quả này, lãnh đạo tỉnh, ngành chức năng đã đánh giá cao công tác triển khai, chỉ đạo thực hiện mô hình của Hội Làm vườn và Trang trại Thanh Hoá. Đến nay, mô hình đã lan toả ra các huyện Thọ Xuân, Nông Cống, Quảng Xương, Triệu Sơn, Đông Sơn…
Có thể bạn quan tâm

Sinh năm 1983, đến nay anh Đào Trọng Hiệp, xã Thủ Sĩ (Tiên Lữ - Hưng Yên) đã là chủ một trang trại chuyên sản xuất lợn giống và nuôi lợn thịt, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho mọi người trong gia đình.

Trung tâm Giống Thủy sản An Giang vừa triển khai thành công dự án “Phát triển mô hình sản xuất giống lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo tại An Giang”, do Kỹ sư Triệu Thị Y Vanne làm chủ nhiệm. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 580 triệu đồng, trong đó ngân sách sự nghiệp khoa học hỗ trợ trên 408,6 triệu đồng.

Hơn tuần qua, giá lúa tại nhiều tỉnh ĐBSCL tăng thêm 300 - 400 đ/kg. Tuy nhiên, nhiều nông dân ở Vĩnh Long không vui, bởi phần lớn họ đã bán hết lúa từ trước đó.

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thu được nhiều kết quả khả quan và được bà con nông dân vùng lũ nhân rộng. Mô hình này không cần diện tích rộng, người nuôi tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Đặc biệt, mô hình đã giải quyết công ăn việc làm lúc nông nhàn cho bà con vùng lũ.

Đó là Dự án “Hỗ trợ nâng cao chất lượng phát triển sản xuất lợn giống” tại xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn, do Phòng NN – PTNT huyện triển khai từ năm 2009; giúp gần 200 hộ có con giống, kinh nghiệm nuôi lợn nái để bán giống cũng như phục vụ nhu cầu nuôi lợn thịt của gia đình. Đã có rất nhiều hộ thoát đói nghèo từ Dự án ý nghĩa này.