Lãi trăm triệu từ trồng thanh long ruột đỏ
Hiện nay, từ trồng thanh long ruột đỏ và chăn nuôi gia súc, gia cầm, mỗi năm gia đình anh thu lãi trên 100 triệu đồng.
Anh Đinh Thanh Quỳnh chăm sóc vườn thanh long ruột đỏ.
Từ 1,2 mẫu ruộng chua trũng chuyển đổi, anh Quỳnh đã mạnh dạn đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao.
Đến nay, gia đình anh đã trồng được 500 trụ thanh long ruột đỏ, bình quân mỗi năm cho thu hoạch từ 2,5 - 3 tấn quả.
Ngoài ra, anh còn trồng 70 cây nhãn muộn Hưng Yên và đầu tư xây dựng 250m2 chuồng trại kiên cố để nuôi lợn nái, bò, gà thương phẩm và vịt đẻ.
Theo anh Quỳnh, thanh long là một trong những cây dễ trồng và dễ chăm sóc, phù hợp với nhiều chất đất.
Muốn có năng suất cao, chất lượng bảo đảm, người trồng phải nắm vững kỹ thuật.
Về thời vụ, thanh long có thể trồng bất cứ lúc nào trong năm, nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa.
Trong quá trình chăm sóc, người trồng phải thường xuyên tỉa cành, tạo tán.
Trụ có kích thước dài 1,8m, cạnh vuông, bề mặt 13cm.
Phân bón chủ yếu là phân hữu cơ, mỗi năm bón thành 2 đợt: bón thúc mầm và bón thúc quả.
Thanh long ruột đỏ trông rất đẹp mắt, giàu hàm lượng vitamin nên được nhiều người ưa chuộng.
So với các loại cây trồng khác, thanh long ruột đỏ cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thanh long ruột đỏ là cây trồng lâu năm, khoảng 10 đến 15 năm sau mới phải trồng lại, là giống cây không kén đất, không đòi hỏi nhiều nước.
Đặc biệt, sau khi trồng một năm, thanh long đã cho quả với nhiều đợt trong năm.
Từ năm thứ hai trở đi, năng suất quả cao gấp đôi năm thứ nhất, đến năm thứ ba sẽ gấp 3 lần và bắt đầu ổn định về năng suất.
Với hiệu quả kinh tế mang lại, mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình anh Đinh Thanh Quỳnh đã mở hướng lựa chọn mới cho nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Không những làm kinh tế giỏi, anh còn nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm với những hộ trồng thanh long ruột đỏ trong và ngoài xã về phương pháp chọn giống, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Cũng như nhiều hộ khác nuôi tôm ở trong vùng, ông Hòa mong muốn được các cơ quan nhà nước đầu tư nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi để đảm bảo nguồn nước cho nuôi tôm và hoàn chỉnh hệ thống điện 3 pha phục vụ việc nuôi tôm thâm canh. Bên cạnh đó, đề nghị các cơ quan chức năng tập trung nghiên cứu và phổ biến nhanh đến người nuôi tôm các biện pháp hiệu quả phòng trị bệnh cho tôm nuôi - nhất là bệnh hoại tử gan tụy cấp, nhằm giúp người nuôi giảm được rủi ro do dịch bệnh xảy ra trong quá trình nuôi, góp phần làm tăng hiệu quả của nghề nuôi tôm ở địa phương.
Tham gia vào Hội có 50 thành viên. Mục đích chính của Hội là xây dựng môi trường sản xuất, kinh doanh có tổ chức theo hướng thương mại hóa, cung cấp dịch vụ khoa học công nghệ cho các hội viên trong sản xuất, kinh doanh "cá Tràu tiến vua".
Nguyên nhân diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến tăng nhanh là do mô hình này có chi phí đầu tư thấp, ít rủi ro, cho thu nhập ổn định. Hiện nay, người dân từng bước chuyển đổi diện tích nuôi tôm quảng canh truyền thống sang quảng canh cải tiến, nhằm tăng thu nhập.
Là vùng đất có tiềm năng lớn trong nuôi trồng thuỷ sản, cùng với việc đầu tư phát triển nuôi tôm, nuôi cá lồng bè, những năm gần đây, Quảng Ninh phát triển mạnh nghề nuôi nhuyễn thể như: Tu hài, ốc đá, ốc màu, ốc nhảy, ốc hương, hàu biển... góp phần xoá đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống của nhân dân.
Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 ngành thuỷ sản đóng góp khoảng 3,7% vào GDP chung của cả nước. Lĩnh vực này hiện đang giải quyết việc làm cho trên 4,5 triệu lao động. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2014 ước khoảng 6,2 triệu tấn cho giá trị sản xuất vào khoảng 300 nghìn tỉ đồng.