Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Nuôi Chim Bồ Câu Pháp

Nuôi chim bồ câu Pháp rất đơn giản, dễ chăm sóc và mang lại hiệu quả cao. Hiện mô hình này đang được bà con nông xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận) thực hiện và nhân rộng.
Là một trong những xã khó khăn thuộc huyện Hàm Thuận Bắc, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Những năm gần đây, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mưa ít nắng nhiều khiến cho việc phát triển kinh tế của Hồng Liêm đã khó lại càng khó khăn hơn. Để tìm hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế, vừa qua với sự hỗ trợ kỹ thuật của Hội Nông dân huyện, mô hình nuôi chim bồ câu Pháp đã được triển khai nuôi thí điểm tại địa bàn xã. Bước đầu mô hình này mang lại hiệu quả cao.
Theo đó mô hình trình diễn nuôi chim bồ câu Pháp được thực hiện tại gia đình ông Nguyễn Quốc Khuê, thôn Liêm Thuận, xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc. Trao đổi với chúng tôi ông Khuê bày tỏ niềm vui khi mà ban đầu chỉ với 200 cặp chim bồ câu giống, qua hơn 1 năm đến nay gia đình ông đã lấy lại được vốn đầu tư ban đầu. Ông Khuê cho biết, giá chim bồ câu giống hiện nay khoảng 500 nghìn đồng/cặp. Chim trưởng thành đẻ trứng quanh năm. Trứng được ấp khoảng 18 ngày là nở chim con, và 15 ngày sau có thể bán.
Hiện nay chim bồ câu non được nhiều người dân tiêu thụ với giá 70 – 80 nghìn đồng/cặp. Cũng theo ông Khuê, nuôi chim bồ câu khác nuôi gà đó là chúng có hệ miễn dịch cao, ít bệnh và dễ chăm sóc. Đầu ra của sản phẩm phong phú và ổn định. Nếu tính trung bình mỗi cặp chim bố mẹ đẻ và ấp thành công 1 cặp chim non mỗi tháng, với giá bán như hiện nay thì ông thu về gần 15 triệu đồng. Trừ chi phí thức ăn và công chăm sóc thì cũng còn lãi 7 - 8 triệu đồng.
Ông Dương Hữu Đông, Chủ tịch UBND xã Hồng Liêm cho biết, hiện nay xã đã chỉ đạo triển khai nhân rộng mô hình này và đã có thêm một hộ đang thực hiện giống mô hình nhà ông Nguyễn Quốc Khuê. Hy vọng rằng, trong thời gian tới mô hình nuôi chim bồ câu Pháp sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế mới đối với bà con xã Hồng Liêm nói riêng và nhiều bà con nông dân trên địa bàn tỉnh ta nói chung.
Có thể bạn quan tâm

Trong những năm gần đây lĩnh vực Chăn nuôi, Thủy sản đã có những sự chuyển dịch đáng kể về quy mô cũng như các đối tượng nuôi.

Đồng bào dân tộc quanh xã A Ngo, huyện ĐaKrông, tỉnh Quảng Trị lần đầu tiên thấy trồng chuối có bón phân, bao buồng, toàn bộ ruộng chuối trổ hoa cùng một lúc.

Từng trải qua giai đoạn suýt phá sản vì bệnh dịch tả lợn châu Phi, tuy nhiên, Hợp tác xã (HTX) Hoàng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) vẫn đứng vững.

Với quyết tâm làm giàu cùng với bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, bác Vũ Văn Sai thôn Tô Xuyên, xã An Mỹ, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình đã xây dựng.

Với những lợi thế chi phí đầu tư thấp, mang lại lợi nhuận cao, thân thiện với môi trường, qua hơn 10 năm áp dụng, mô hình nuôi sò huyết xen canh với tôm.