Lãi trăm triệu từ trồng thanh long ruột đỏ
Hiện nay, từ trồng thanh long ruột đỏ và chăn nuôi gia súc, gia cầm, mỗi năm gia đình anh thu lãi trên 100 triệu đồng.
Anh Đinh Thanh Quỳnh chăm sóc vườn thanh long ruột đỏ.
Từ 1,2 mẫu ruộng chua trũng chuyển đổi, anh Quỳnh đã mạnh dạn đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng thử nghiệm cho hiệu quả kinh tế cao.
Đến nay, gia đình anh đã trồng được 500 trụ thanh long ruột đỏ, bình quân mỗi năm cho thu hoạch từ 2,5 - 3 tấn quả.
Ngoài ra, anh còn trồng 70 cây nhãn muộn Hưng Yên và đầu tư xây dựng 250m2 chuồng trại kiên cố để nuôi lợn nái, bò, gà thương phẩm và vịt đẻ.
Theo anh Quỳnh, thanh long là một trong những cây dễ trồng và dễ chăm sóc, phù hợp với nhiều chất đất.
Muốn có năng suất cao, chất lượng bảo đảm, người trồng phải nắm vững kỹ thuật.
Về thời vụ, thanh long có thể trồng bất cứ lúc nào trong năm, nhưng tốt nhất là vào đầu mùa mưa.
Trong quá trình chăm sóc, người trồng phải thường xuyên tỉa cành, tạo tán.
Trụ có kích thước dài 1,8m, cạnh vuông, bề mặt 13cm.
Phân bón chủ yếu là phân hữu cơ, mỗi năm bón thành 2 đợt: bón thúc mầm và bón thúc quả.
Thanh long ruột đỏ trông rất đẹp mắt, giàu hàm lượng vitamin nên được nhiều người ưa chuộng.
So với các loại cây trồng khác, thanh long ruột đỏ cho hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thanh long ruột đỏ là cây trồng lâu năm, khoảng 10 đến 15 năm sau mới phải trồng lại, là giống cây không kén đất, không đòi hỏi nhiều nước.
Đặc biệt, sau khi trồng một năm, thanh long đã cho quả với nhiều đợt trong năm.
Từ năm thứ hai trở đi, năng suất quả cao gấp đôi năm thứ nhất, đến năm thứ ba sẽ gấp 3 lần và bắt đầu ổn định về năng suất.
Với hiệu quả kinh tế mang lại, mô hình trồng thanh long ruột đỏ của gia đình anh Đinh Thanh Quỳnh đã mở hướng lựa chọn mới cho nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Không những làm kinh tế giỏi, anh còn nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm với những hộ trồng thanh long ruột đỏ trong và ngoài xã về phương pháp chọn giống, kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh.
Related news
Với lợi thế về đất đai, khí hậu, ĐBSCL là vựa lúa, vựa trái cây lớn nhất nước ta. Tuy nhiên, trong những năm qua, do kiến thức còn hạn chế nên hầu hết bà con nông dân sử dụng dinh dưởng cho cây trồng chưa hợp lý nên dẫn đến năng suất chất lượng cây trồng chưa cao
Tại các huyện Châu Thành, Lai Vung, Lấp Vò và TX Sa Đéc (Đồng Tháp), nông dân đang bức xúc bởi chiêu lừa của hai Cty chuyên SX phân bón N-P-K kém chất lượng đó là Cty TNHH Dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế (APA) và Cty TNHH SX TMDV Hóa Nông.
Trong đời sống hàng ngày chúng ta thường gặp những hoạt động dự báo bão, dự báo động đất, sóng thần… ngày nay các nước trên thế giới còn dự báo cả khả năng bùng phát dịch bệnh ở từng vùng. Đối với ngành Thú y nước ta, “Dự báo dịch bệnh” vẫn là khái niệm mới.
Chiều 27-5, ông Liêu Phương, thương lái thu mua lúa gạo vùng Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang cho biết: “Giá lúa bình quân giảm 300 - 400 đồng/kg. Hiện lúa IR50404 vụ đông - xuân chỉ còn 5.000 - 5.100 đồng/kg (lúa khô), lúa IR50404 mới (vụ xuân - hè) 4.700 - 4.800 đồng/kg. Lúa hạt dài dẻo 5.400 - 5.500 đồng/kg, lúa dài thường giá 5.200 - 5.300 đồng/kg…”.
Mô hình trồng ca cao dưới tán cây điều và sầu riêng không chỉ mang lại nguồn thu nhập cho người nông dân ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) mà còn là giải pháp để giữ ổn định diện tích điều và sầu riêng.