Mở Rộng Diện Tích Bưởi Lên Trên 4.700 Ha Ở Tiền Giang

Tỉnh Tiền Giang xác định bưởi nằm trong 7 loại cây ăn trái đặc sản có lợi thế cạnh tranh cần đầu tư phát triển. Địa phương đã mở rộng diện tích bưởi lên trên 4.700 ha trồng các giống bưởi chất lượng cao: bưởi da xanh, bưởi lông Cổ Cò mỗi năm cho sản lượng khoảng 80.000 tấn quả cung ứng thị trường. Diện tích trên tập trung nhiều nhất tại các huyện phía Tây: Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè.
Đáng chú ý, trong những ngày qua, giá bưởi đặc sản tại Tiền Giang tăng đột biến, đã mang lại niềm vui cho bà con. Theo ông Nguyễn Đức Huy, một nông dân giỏi đang canh tác 9 công đất (0,9 ha) đất trồng bưởi xen canh vú sữa Lò Rèn tại ấp Mỹ Thạnh, xã Song Thuận, Châu Thành cho biết, giá bưởi lông Cổ Cò thương lái mua tại vườn từ 20.000 đ - 22.000 đ/kg, bưởi da xanh giá 50.000 đ - 55.000 đ/kg, tăng gấp đôi cùng kỳ năm trước. Với giá trên, mỗi ha trồng bưởi đạt giá trị sản xuất 200 - 220 triệu đồng đối với bưởi lông Cổ Cò và nửa tỉ đồng trở lên đối với bưởi da xanh. Giá bưởi thời điểm này tăng cao bởi đang vào vụ nghịch và vườn bưởi khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang bị sâu bệnh tấn công, đặc biệt là sâu đục trái gây hại rất nặng, khiến vụ nghịch năm nay nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu thị trường rất lớn.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến thời điểm hiện tại, các mặt hàng nông sản (gạo, ngô, sắn, bột ngô...) đang bị ùn ứ nghiêm trọng tại các cảng Nam Ninh, Vật Cách, Hoàng Diệu (Hải Phòng), số lượng lên tới hàng vạn tấn.

Ngày 24/4, Trạm Kiểm soát liên hợp Km15-Bến tàu Dân Tiến, TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh cho biết đơn vị vừa phát hiện 2 vụ nhập lậu sò Trung Quốc vào nội địa.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định đang triển khai thực hiện chương trình hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương theo phương pháp của Nhật Bản nhằm nâng cao chất lượng cá ngừ và giá trị kinh tế cho ngư dân.

Những năm gần đây, tỉnh Ninh Bình có nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt nói riêng. Những kết quả đạt được về nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân, góp phần tích cực vào thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Sau khi Nhà máy thủy điện Bá Thước 2 đi vào vận hành, hơn 400 hộ dân huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) đã tận dụng mặt nước phát triển nghề nuôi cá lồng.