Tuy An (Phú Yên) Kiên Quyết Tháo Dỡ Hồ Nuôi Tôm Trên Đất Rừng Phòng Hộ, Đất Rừng Sản Xuất
Sáng 22/3, UBND huyện Tuy An (Phú Yên) đã tổ chức buổi họp triển khai biện pháp giải quyết các trường hợp xây dựng hồ nuôi tôm tại khu vực bãi biển thôn Giai Sơn, xã An Mỹ (Tuy An), gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý đất đai và gây dư luận không tốt trong nhân dân trong suốt thời gian qua.
Theo báo cáo của UBND xã An Mỹ, từ năm 2010, 6 hộ gia đình tại thôn Giai Sơn đã thuê lao động để xây 7 hồ nuôi tôm với diện tích hơn 12.000m2 trên đất rừng phòng hộ ven biển, đất rừng sản xuất tại khu vực bãi biển thôn Giai Sơn. Cuối năm 2012, huyện Tuy An và xã An Mỹ đã thực hiện cưỡng chế, tháo dỡ toàn bộ hồ nuôi tôm tại đây. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, 6 hộ gia đình này tiếp tục khôi phục lại cả 7 hồ nuôi và thả tôm nuôi cho đến nay.
Ông Nguyễn Phụng Ngoạn, Chủ tịch UBND huyện Tuy An cho biết, huyện đã chỉ đạo các ngành chức năng sớm hoàn thiện các thủ tục pháp lý để tiến hành thực hiện biện pháp cưỡng chế, tháo dỡ các hồ nuôi tôm do 6 hộ gia đình sử dụng đất sai mục đích làm hồ nuôi tôm tại khu vực bãi biển thôn Giai Sơn. Huyện cố gắng thực hiện hoàn tất việc cưỡng chế, tháo dỡ toàn bộ các hồ nuôi tôm trả lại nguyên trạng ban đầu đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực bãi biển thôn Giai Sơn trong tháng 4 này.
UBND huyện Tuy An cũng đã yêu cầu các cơ quan chức năng và chính quyền xã An Mỹ tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tại địa phương thực hiện tốt Luật Đất đai, đồng thời yêu cầu các hộ nuôi tôm tại khu vực thôn Giai Sơn, bắt đầu từ ngày 22/3 phải ngừng ngay việc cải tạo ao hồ và không được thả tôm giống nhằm tránh thiệt hại khi thực hiện cưỡng chế.
Có thể bạn quan tâm
Điện Biên có ưu thế phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hàng nông sản. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ chủ yếu phụ thuộc vào cánh thương lái, tư nhân thu mua nhỏ lẻ nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Chính vì vậy, vấn đề tìm “đầu ra” cho nông sản, tránh tình trạng “được mùa mất giá” luôn là “bài toán” khó với nông dân Điện Biên.
Đối với những hộ nông dân xã Chiềng Đông, quanh năm lam lũ trồng lúa, cây ngô, cây sắn thì đây là lần đầu áp dụng hình thức chăn nuôi bán công nghiệp nên không ít bỡ ngỡ. Với tổng số tiền 270 triệu đồng dành cho mô hình, Trạm đã cấp 2.000 con gà giống; mỗi hộ được cấp 50 con gà giống (nhập từ Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên), 40 hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, thức ăn cám công nghiệp, thuốc và vắc xin phòng bệnh.
Sau hơn 1 năm “thử lửa”, cây cao su từng bước đã phủ xanh trên huyện vùng cao Tây Trà (Quảng Ngãi). Mặc dù mới “nhập cư” trên vùng đất này nhưng cây cao su đã thực sự mở ra hướng đi mới cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đem lại niềm hy vọng nâng cao đời sống cho bà con đồng bào Cor Tây Trà.
Sau 2 năm thực hiện chuyển giao công nghệ, hỗ trợ giống và tập huấn kỹ thuật trồng nấm ăn, nấm thương phẩm cho bà con một số xã trong huyện Điện Biên, giúp bà con phát triển mô hình trồng nấm tại nhà, đến nay mô hình trồng nấm hộ gia đình theo hướng dẫn của Trung tâm Nấm (thuộc Công ty Cổ phần Giống nông nghiệp Điện Biên) đã phát huy hiệu quả.
Từ năm 2010, giống thanh long này mới được một số gia đình ở huyện Xuyên Mộc đưa về trồng thử đến nay đã phát triển ra nhiều hộ trồng với quy mô lớn. Nhìn chung, giống thanh long “Long Định 1” thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh, sinh trưởng tốt, ra hoa tập trung và có tỷ đậu trái cao, chất lượng hơn hẳn giống thanh long thông thường.