Lai Tạo Đàn Bò

Những năm qua, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm Điện Bàn đã triển khai cung ứng các loại tinh bò nhằm đẩy mạnh chương trình cải tạo và nâng cao chất lượng đàn bò.
Với giống bò cái vàng Việt Nam hiện có tại địa phương, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn đã tiến hành lai tạo với các giống thuộc nhóm bò Zêbu, Redsind và Brahman bằng cách truyền tinh nhân tạo. Nhận thấy được hiệu quả từ việc ứng dụng truyền tinh nhân tạo ở bò, nhiều hộ chăn nuôi, mà nhất là vùng Gò Nổi đã tích cực tham gia chương trình này. Theo đó, các giống bò hiện được lai tạo nhiều gồm có giống bò Brahman, Droughmaster và Limousine.
Lão nông Nguyễn Tấn Hùng, trú thôn Thi Phương, xã Điện Phong chia sẻ, các giống bò lai nhóm máu ngoại nếu được chăm sóc đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng có khả năng tăng trọng từ 8 lạng đến 1kg/con/ngày. Chỉ cần một năm nuôi dưỡng, bò đạt trọng lượng trên 250kg/con trở lên.
Với giá cả như hiện nay, mỗi con bò thu về 30 - 50 triệu đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí, người chăn nuôi lãi trên 20 triệu đồng.
Nhận thấy áp dụng phương pháp truyền tinh nhân tạo cho đàn bò đạt hiệu quả cao, đến nay, nó đã nhanh chóng lan tỏa rộng khắp đến các xã vùng đông của huyện. Lão nông Võ Văn Khương, ở thôn Tứ Hà của xã Điện Ngọc cho biết, gia đình ông đang nuôi 2 bò nái giống bò vàng Việt Nam.
Trong đó, một con được phối tinh nhân tạo từ giống bò nhóm máu ngoại Droughmaster và một con cho nhảy trực tiếp với giống bò ở địa phương. Sau khi đẻ, con bê lai giống máu bò Droughmaster mới 2 tháng tuổi đã cân nặng được 90kg, còn con bê nhảy trực tiếp nuôi 3 tháng tuổi nhưng chỉ cân nặng 77kg.
Theo ông Phạm Thành Chung, Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm Điện Bàn, hàng năm, đơn vị đã cung cấp 3.500 - 4.000 liều tinh nhóm máu ngoại chất lượng cao cho các hộ chăn nuôi. Riêng 8 tháng đầu năm nay, số tinh bò nhóm máu ngoại được trạm điều phối trên 2.000 liều.
Kết quả thực tế mang lại góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy nhanh chóng chương trình cải tạo và nâng cao chất lượng đàn bò cả về chất lượng lẫn số lượng. Được biết, Điện Bàn hiện có khoảng 40 nghìn con bò, trong đó tỷ lệ bò lai nhóm máu ngoại chiếm 85% tổng đàn.
Related news

Sản phẩm lốp cao su tái chế của ông Nguyễn Lương Thông (Ý Yên – Nam Định) hiện đã có mặt ở nhiều nước châu Âu, mỗi năm đem về cho gia đình ông trên 12 tỷ đồng. Danh xưng “Vua tái chế cao su” đất Nam Định cũng được hình thành từ đó.

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, vậy mà giờ đây, gia đình ông Phạm Văn Thương (SN 1955, ngụ ấp Mỹ Phú Đông, xã Hưng Phú, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) đã vươn lên khá giả. Nguồn lợi mỗi năm ông Thương thu hơn 1 tỷ đồng.
Ngày 31/8/2015, tại xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kim Ngọc Thái chủ trì hội nghị giao ban với các huyện: Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải để nghe Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, các huyện, thị đánh giá tình hình nuôi trồng thủy sản 8 tháng đầu năm và kế hoạch nuôi trồng thủy sản những tháng cuối năm 2015.

Nhiều ao nuôi đã được xử lý nước, chạy quạt nhưng chủ ao vẫn chưa dám thả nuôi. (ảnh chụp tại ấp An Khương B, xã An Điền, huyện Thạnh Phú)

Nghề nuôi tôm hùm lồng ở Phú Yên phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay, tập trung chủ yếu ở TX Sông Cầu. Thế nhưng, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm bộc lộ nhiều hạn chế, không chỉ dịch bệnh thường xuyên hoành hành, mà thị trường tiêu thụ loại thủy sản này cũng bấp bênh.