Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lại Một Vụ Mì Thất Bát Ở Khánh Vĩnh (Khánh Hòa)

Lại Một Vụ Mì Thất Bát Ở Khánh Vĩnh (Khánh Hòa)
Ngày đăng: 15/10/2014

Tình trạng mì mất mùa, rớt giá đang khiến không ít hộ dân ở Khánh Vĩnh, Khánh Hòa lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Giá “bèo”, năng suất thấp

Mấy năm trước, nông dân ở Khánh Vĩnh đua nhau trồng mì vì giá cao. Thậm chí, nhiều gia đình còn chặt bỏ các loại cây dài ngày để lấy đất trồng loại cây ngắn ngày này. Vậy nhưng, từ vụ mì năm 2012 đến nay, người trồng mì liên tục bị thất bát.

Anh Cà Mun (xã Khánh Thượng) cho biết: “Năm nay, gia đình trồng được 4ha mì, với hy vọng sẽ bán được giá. Vậy mà đâu ngờ, 4ha chỉ thu được có 4 tấn. Đã vậy, giá mì năm nay thấp lắm, mỗi kg chỉ bán được 900 đồng. Với giá này thì gia đình mình chỉ thu được 3,6 triệu đồng.

Tính tiền đầu tư, tiền thuê nhân công, vụ này mình lỗ trên chục triệu đồng”. Theo anh Cà Mun, hầu hết diện tích mì của gia đình anh đều bị ảnh hưởng bởi sương muối. Năm nay, trời nắng hạn liên tục, khi cây mì vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất lại rơi vào cảnh thiếu nước nên mì rất ít củ. Chính vì vậy, phần lớn diện tích mì ở Khánh Vĩnh đều cho năng suất thấp.

Gia đình anh Hà Trí Dũng (xã Cầu Bà) trồng 1ha mì, nhưng thu hoạch chỉ được 3 tấn, bán được 2,7 triệu đồng. Tại xã Sơn Thái hiện có hơn 100ha mì, những diện tích mì chuẩn bị thu hoạch đều cho sản lượng khá thấp, chi phí vận chuyển cao nên các tiểu thương chưa muốn mua. Nhiều người dân cho biết, trước tình hình nắng hạn, giá bán mì thấp như hiện nay, một vụ mì thất bát lại tiếp tục diễn ra. Người dân chắc sẽ bỏ mì trồng những cây trồng khác.

“Giống mì KM94 được trồng đã lâu, bị thoái hóa, lại gặp sương muối, hạn hán nên hầu hết diện tích mì của chúng tôi đều bị thiệt hại nặng. Chúng tôi rất mong được hỗ trợ giống mì mới có năng suất, khả năng kháng bệnh cao hơn”, anh Hà Trí Dũng nói.

Bệnh chổi rồng vẫn hoành hành

Không chỉ mất mùa vì thời tiết, năm nay, cũng như những năm trước, bệnh chổi rồng liên tục hoành hành diện tích trồng mì ở Khánh Vĩnh. Bà Cà Tam - Chủ tịch UBND xã Sơn Thái cho hay: “Trong 100ha mì của xã Sơn Thái thì có đến một nửa diện tích bị bệnh chổi rồng.

Chính quyền địa phương nhiều lần khuyến cáo người dân bỏ những khu vực mì bị bệnh để trồng các loại cây khác, hoặc phải thay giống mới, có khả năng kháng bệnh tốt hơn. Song, hiện nay, việc tìm giống mì cao sản mới để thay thế cũng rất khó khăn”.

Được biết, ngay từ đầu vụ mì năm nay, để hạn chế bệnh chổi rồng lây lan trên diện rộng, ngành chức năng của huyện Khánh Vĩnh đã khuyến cáo người dân: đối với những diện tích mì thu hoạch xong phải thu gom cây mì và đốt, không làm giống để trồng lại; khoanh vùng trồng mì, không trồng liên vùng để hạn chế sâu bệnh lây lan.

Theo ông Cao Dê Sy - Cán bộ phụ trách trồng trọt Phòng Nông nghiệp huyện Khánh Vĩnh, toàn huyện hiện có 1.680ha mì. Mấy năm gần đây, giá cả bấp bênh nên người dân không dám tăng thêm diện tích. Năm nay, do hạn hán, sản lượng mì rất kém.

Bình thường mì trồng khoảng 11 tháng là cho thu hoạch nhưng hiện có nhiều nơi trồng đã 15 tháng mà vẫn chưa thu hoạch. Đã vậy, bệnh chổi rồng hiện chưa có thuốc đặc trị nên vẫn hoành hành dẫn đến sản lượng và chất lượng bị ảnh hưởng.

Huyện cố gắng tìm giống mới cao sản, chịu hạn, kháng bệnh tốt để thay thế, song đến thời điểm hiện tại mới chỉ đáp ứng được hơn 50% diện tích. “Huyện đã nhiều lần tuyên truyền bà con không dùng các hom mì bị bệnh để làm giống, nhưng nhiều người vẫn tiếc nên lấy lại giống bị bệnh, khiến tình trạng bệnh càng phức tạp. Ngoài ra, giống mì đều do người dân tự mua và nhân giống nên không quản lý được mầm bệnh”, ông Cao Dê Sy nói.

3 năm liên tiếp vụ mì thất bát nên nhiều người dân rơi vào túng quẫn, nợ nần. Không ít gia đình có ý định bỏ cây mì, nhưng vẫn chưa tìm được cây trồng phù hợp để thay thế.

Theo nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), bệnh chổi rồng mới xuất hiện ở nước ta nhưng rất nguy hiểm vì lây lan nhanh và chưa có thuốc chữa trị.

Các nhà chuyên môn khuyến cáo, diện tích trồng mì bị bệnh, bà con nên chuyển đổi sang trồng các loại cây khác nhằm cải tạo đất, hạn chế mầm bệnh từ vụ trước. Trong điều kiện không thể chuyển đổi cây trồng khác, bà con cần cải tạo đất, không được lấy hom giống từ các vườn đã bị bệnh từ vụ trước để làm giống cho vụ sau; ngoài ra, cần chuyển đổi giống mì KM94 sang các giống mì mới có khả năng kháng bệnh cao.


Có thể bạn quan tâm

Vị Xuyên Nhiều Diện Tích Lúa Hè Thu Bị Rầy Nâu Gây Hại Vị Xuyên Nhiều Diện Tích Lúa Hè Thu Bị Rầy Nâu Gây Hại

Hiện tại, khoảng 20% diện tích bị rầy nâu gây hại trong số 900ha lúa hè - thu trà sớm (giai đoạn chín) đang được thu hoạch. Còn số diện tích lúa hè - thu chính vụ (giai đoạn ngậm sữa) bị rầy nâu gây hại cũng đã được người dân dùng nhiều biện pháp để diệt trừ.

22/09/2014
Đổi Thay Ở Hỏa Tiến Đổi Thay Ở Hỏa Tiến

Trong thời chiến, xã Hỏa Tiến là vùng đất anh hùng. Còn trong thời bình, Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây luôn vững vàng ý chí, cùng một niềm tin và quyết tâm trong “cuộc chiến” chống đói nghèo và công cuộc xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.

22/09/2014
Người Xây “Thiên Đường” Tôm Trên Cát Người Xây “Thiên Đường” Tôm Trên Cát

“Đây thực sự là thiên đường nuôi tôm trên cát” - một bậc thầy trong lĩnh vực thủy sản ở Quảng Nam đã đúc rút điều này khi tận mắt chứng kiến “cơ ngơi” của chị Nguyễn Thị Hạnh - Giám đốc Công ty TNHH Sao Đại Dương (Thạch Trị - Thạch Hà). Bí quyết “vẽ” nên bức tranh hoàn mĩ ấy chính là tập thể những con người đang gắn bó máu thịt với từng hồ tôm, với niềm tin tuyệt đối vào tấm lòng và bản lĩnh của nữ giám đốc này.

22/09/2014
Quy Định Mới Về Nhập Khẩu Củ, Quả Tươi Quy Định Mới Về Nhập Khẩu Củ, Quả Tươi

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT về danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

22/09/2014
Tháo Gỡ Khó Khăn Trong Liên Kết Tiêu Thụ Nông Sản Tháo Gỡ Khó Khăn Trong Liên Kết Tiêu Thụ Nông Sản

Là tỉnh có truyền thống sản xuất nông nghiệp với trình độ thâm canh cao, hằng năm sản xuất một sản lượng lớn lương thực, rau quả và sản phẩm chăn nuôi, thủy sản. Ngoài đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, nông sản tỉnh ta đã được tiêu thụ ở các thị trường trong nước và xuất khẩu.

22/09/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.