Triển Vọng Nghề Nuôi Cá Lồng Ở Lòng Hồ TX. Mường Lay

Thực hiện Dự án Tái định cư Thủy điện Sơn La, diện tích đất sản xuất nông nghiệp của TX. Mường Lay bị thu hẹp. Chính vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm cho người dân hậu TĐC luôn được các cấp, các ngành chú trọng. Bằng nguồn vốn DANIDA, Trung tâm Thủy sản tỉnh đã triển khai mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ Mường Lay.
Với lợi thế lòng hồ rộng, nhưng trên thực tế thời gian qua người dân Mường Lay mới tập trung khai thác và đánh bắt tự nhiên, chưa chú trọng nuôi thả thủy sản để phát triển bền vững. Bắt tay thực hiện mô hình, Trung tâm Thủy sản tỉnh gặp không ít gian nan, nhất là khâu vận chuyển và thả con giống. Lần đầu tiên vận chuyển con giống và thả giống thì gặp mưa lớn, nước hồ đục ngầu nên tỷ lệ con sống không cao.
Quyết tâm thực hiện mô hình, đợt vận chuyển con giống lần 2 cũng gặp mưa lớn, nước đục, song rút kinh nghiệm của lần trước, cán bộ kỹ thuật không nóng vội thả giống mà mượn tạm ao của người dân trên địa bàn để nuôi. Kết thúc trận mưa lớn, nước trong trở lại, đơn vị mới thả con giống xuống lồng. Với cách làm này, đợt cá giống thả lần 2 đảm bảo tỷ lệ con sống trên 70%, vượt tiêu chí mô hình đề ra.
Xác định nuôi cá lồng là nghề mới với nông dân thị xã, để người dân nắm quy trình kỹ thuật nuôi thả, cán bộ kỹ thuật Trung tâm ngoài “cầm tay chỉ việc” hướng dẫn bà con, còn trang bị kiến thức từ khâu làm lồng nuôi đến chăm sóc, quản lý cá trong từng giai đoạn sinh trưởng; kiểm tra thức ăn và lượng cá ăn hàng ngày để điều chỉnh cho phù hợp; kiểm tra lồng thường xuyên tránh việc rò rỉ thất thoát, vệ sinh lồng định kỳ tạo thông thoáng nước trong lồng để tăng lượng ôxy và chống kí sinh trùng cho cá...
Nhờ đó, sau 5 tháng triển khai mô hình với quy mô 48m3 lồng; mật độ thả 100 con/m3, cá nuôi trong lồng phát triển tốt, không bị dịch bệnh, trọng lượng trung bình 0,5kg/con; mô hình đạt năng suất 35kg/m3. Theo tính toán, trừ chi phí giống, thức ăn, thuốc phòng bệnh... mô hình thu lãi gần 13 triệu đồng.
Ông Trương Văn Mai, nông dân tham gia mô hình nuôi cá lồng cho biết: Trước đây, chúng tôi chỉ khai thác và đánh bắt cá trên lòng hồ, nhưng dần dần “người khôn của khó”, sản lượng cá đánh bắt ít hơn. Khi triển khai mô hình, gia đình tôi đăng ký tham gia đầu tiên, vì xác định chỉ nuôi trồng thủy sản mới là nghề bền vững.
Kết quả lạc quan từ mô hình nuôi cá rô phi đơn tính trong lồng cho thấy, không chỉ đem lại giá trị thu nhập ổn định mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập để phát triển kinh tế hộ. Với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ kỹ thuật, chỉ cần cẩn thận làm theo đúng quy trình hướng dẫn, cá phát triển tốt và không bị dịch bệnh.
Thực tế cho thấy, việc triển khai nuôi cá lồng trên hồ không chỉ góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân, đặc biệt là giải quyết việc làm cho lao động sau TĐC. Cùng với đó là khai thác được tiềm năng lòng hồ để tạo ra nguồn thực phẩm thuỷ sản sạch, chất lượng cao phục vụ tiêu thụ của thị trường, đồng thời bảo vệ môi trường.
Thiết nghĩ, nhân rộng mô hình sẽ giúp nông dân TX. Mường Lay dần hình thành và phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trên lòng hồ. Đó cũng là một trong những hướng đi vừa giải quyết việc làm cho lao động và đem lại nguồn thu nhập nâng cao mức sống người dân địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Dồn điền, đổi thửa và đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng là những bước để tích tụ ruộng đất nhằm sản xuất hàng hóa. cấy vụ xuân năm nay, nhiều địa phương như Nam Đàn, Hưng Nguyên, Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An)… đã tiến hành trình diễn và ứng dụng máy cấy 4 hàng, 6 hàng. Đây là một bước tiến trong giải phóng sức lao động cho nông dân. Tuy nhiên, khâu làm mạ cho máy cấy là một công đoạn đang gặp những khó khăn nhất định.

Sáng ngày 25-2, tàu cá HT 20579 TS, công suất 90CV của ngư dân Nguyễn Hoài Minh (42 tuổi, ở thôn Long Hải, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) vừa ra khơi đã bất ngờ trúng đậm mẻ cá biển lớn, bán với giá gần 400 triệu đồng.

Vừa cho con tàu chở nặng cá cập bờ, ngư dân Nguyễn Văn Tri; chủ tàu cá QNg 96434 TS, ở thôn Tây xã An Vĩnh, nở nụ cười mãn nguyện, bởi đêm đầu năm vươn khơi bám biển tàu của ông đã khai thác được trên 5 tấn cá nục điếu. Với giá 25.000 đồng/kg, trừ chi phí chuyến biển đầu xuân mới, tàu của ông còn lãi trên 80 triệu đồng.

Đội thuyền của anh Nguyễn Thành (thôn An Lộc, xã Quảng Công) ra khơi từ ngày mùng 4 Tết. Tưởng chừng mẻ lưới đầu tiên chỉ để “lấy ngày”, không ngờ khi kéo lên đã bắt được hơn 1 tạ cá. Không riêng gì thuyền của anh Thành mà tất cả các ghe thuyền của ngư dân xã Quảng Công đều có “Lộc trời”.

Sản lượng thuỷ sản tháng 1 ước đạt 6.396 tấn, tăng 14,3% so với cùng kỳ. Trong đó sản lượng tôm 1.736 tấn, tăng 17,6%; cá 2.356 tấn, tăng 2,9% và thủy sản các loại khác 2.304 tấn, tăng 25,9%. Sản lượng nuôi trồng ước đạt 4.356 tấn, tăng 24,4% so cùng kỳ; khai thác 2.040 tấn, giảm 3,4%.