Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lại Một Vụ Mì Thất Bát Ở Khánh Vĩnh (Khánh Hòa)

Lại Một Vụ Mì Thất Bát Ở Khánh Vĩnh (Khánh Hòa)
Publish date: Wednesday. October 15th, 2014

Tình trạng mì mất mùa, rớt giá đang khiến không ít hộ dân ở Khánh Vĩnh, Khánh Hòa lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Giá “bèo”, năng suất thấp

Mấy năm trước, nông dân ở Khánh Vĩnh đua nhau trồng mì vì giá cao. Thậm chí, nhiều gia đình còn chặt bỏ các loại cây dài ngày để lấy đất trồng loại cây ngắn ngày này. Vậy nhưng, từ vụ mì năm 2012 đến nay, người trồng mì liên tục bị thất bát.

Anh Cà Mun (xã Khánh Thượng) cho biết: “Năm nay, gia đình trồng được 4ha mì, với hy vọng sẽ bán được giá. Vậy mà đâu ngờ, 4ha chỉ thu được có 4 tấn. Đã vậy, giá mì năm nay thấp lắm, mỗi kg chỉ bán được 900 đồng. Với giá này thì gia đình mình chỉ thu được 3,6 triệu đồng.

Tính tiền đầu tư, tiền thuê nhân công, vụ này mình lỗ trên chục triệu đồng”. Theo anh Cà Mun, hầu hết diện tích mì của gia đình anh đều bị ảnh hưởng bởi sương muối. Năm nay, trời nắng hạn liên tục, khi cây mì vào thời kỳ sinh trưởng mạnh nhất lại rơi vào cảnh thiếu nước nên mì rất ít củ. Chính vì vậy, phần lớn diện tích mì ở Khánh Vĩnh đều cho năng suất thấp.

Gia đình anh Hà Trí Dũng (xã Cầu Bà) trồng 1ha mì, nhưng thu hoạch chỉ được 3 tấn, bán được 2,7 triệu đồng. Tại xã Sơn Thái hiện có hơn 100ha mì, những diện tích mì chuẩn bị thu hoạch đều cho sản lượng khá thấp, chi phí vận chuyển cao nên các tiểu thương chưa muốn mua. Nhiều người dân cho biết, trước tình hình nắng hạn, giá bán mì thấp như hiện nay, một vụ mì thất bát lại tiếp tục diễn ra. Người dân chắc sẽ bỏ mì trồng những cây trồng khác.

“Giống mì KM94 được trồng đã lâu, bị thoái hóa, lại gặp sương muối, hạn hán nên hầu hết diện tích mì của chúng tôi đều bị thiệt hại nặng. Chúng tôi rất mong được hỗ trợ giống mì mới có năng suất, khả năng kháng bệnh cao hơn”, anh Hà Trí Dũng nói.

Bệnh chổi rồng vẫn hoành hành

Không chỉ mất mùa vì thời tiết, năm nay, cũng như những năm trước, bệnh chổi rồng liên tục hoành hành diện tích trồng mì ở Khánh Vĩnh. Bà Cà Tam - Chủ tịch UBND xã Sơn Thái cho hay: “Trong 100ha mì của xã Sơn Thái thì có đến một nửa diện tích bị bệnh chổi rồng.

Chính quyền địa phương nhiều lần khuyến cáo người dân bỏ những khu vực mì bị bệnh để trồng các loại cây khác, hoặc phải thay giống mới, có khả năng kháng bệnh tốt hơn. Song, hiện nay, việc tìm giống mì cao sản mới để thay thế cũng rất khó khăn”.

Được biết, ngay từ đầu vụ mì năm nay, để hạn chế bệnh chổi rồng lây lan trên diện rộng, ngành chức năng của huyện Khánh Vĩnh đã khuyến cáo người dân: đối với những diện tích mì thu hoạch xong phải thu gom cây mì và đốt, không làm giống để trồng lại; khoanh vùng trồng mì, không trồng liên vùng để hạn chế sâu bệnh lây lan.

Theo ông Cao Dê Sy - Cán bộ phụ trách trồng trọt Phòng Nông nghiệp huyện Khánh Vĩnh, toàn huyện hiện có 1.680ha mì. Mấy năm gần đây, giá cả bấp bênh nên người dân không dám tăng thêm diện tích. Năm nay, do hạn hán, sản lượng mì rất kém.

Bình thường mì trồng khoảng 11 tháng là cho thu hoạch nhưng hiện có nhiều nơi trồng đã 15 tháng mà vẫn chưa thu hoạch. Đã vậy, bệnh chổi rồng hiện chưa có thuốc đặc trị nên vẫn hoành hành dẫn đến sản lượng và chất lượng bị ảnh hưởng.

Huyện cố gắng tìm giống mới cao sản, chịu hạn, kháng bệnh tốt để thay thế, song đến thời điểm hiện tại mới chỉ đáp ứng được hơn 50% diện tích. “Huyện đã nhiều lần tuyên truyền bà con không dùng các hom mì bị bệnh để làm giống, nhưng nhiều người vẫn tiếc nên lấy lại giống bị bệnh, khiến tình trạng bệnh càng phức tạp. Ngoài ra, giống mì đều do người dân tự mua và nhân giống nên không quản lý được mầm bệnh”, ông Cao Dê Sy nói.

3 năm liên tiếp vụ mì thất bát nên nhiều người dân rơi vào túng quẫn, nợ nần. Không ít gia đình có ý định bỏ cây mì, nhưng vẫn chưa tìm được cây trồng phù hợp để thay thế.

Theo nghiên cứu của Viện Bảo vệ thực vật (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam), bệnh chổi rồng mới xuất hiện ở nước ta nhưng rất nguy hiểm vì lây lan nhanh và chưa có thuốc chữa trị.

Các nhà chuyên môn khuyến cáo, diện tích trồng mì bị bệnh, bà con nên chuyển đổi sang trồng các loại cây khác nhằm cải tạo đất, hạn chế mầm bệnh từ vụ trước. Trong điều kiện không thể chuyển đổi cây trồng khác, bà con cần cải tạo đất, không được lấy hom giống từ các vườn đã bị bệnh từ vụ trước để làm giống cho vụ sau; ngoài ra, cần chuyển đổi giống mì KM94 sang các giống mì mới có khả năng kháng bệnh cao.


Related news

Ngăn Chặn Tình Trạng Tận Diệt Cá Non, Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Cà Mau Ngăn Chặn Tình Trạng Tận Diệt Cá Non, Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Ở Cà Mau

Ông Lê Thanh Triều - Chủ tịch UBND huyện U Minh tỉnh Cà Mau cho biết, vụ thu hoạch cá đồng mỗi năm chỉ có một lần hiện đang vào mùa nhưng đã xuất hiện nhiều hình thức tận diệt cá non, nguồn cá giống dùng để thả nuôi cho vụ mùa sau. Nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì sẽ không còn nguồn cá giống để thả nuôi cho vụ mùa tới.

Tuesday. April 9th, 2013
Thanh Hao Hoa Vàng - Được Mùa Nhưng Mất Giá Thanh Hao Hoa Vàng - Được Mùa Nhưng Mất Giá

Đi dọc triền đê Sông Hồng (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), tôi bị cuốn hút bởi màu xanh của những cánh đồng thanh hao hoa vàng với mùi hăng hắc rất đặc trưng. Năm 2006, cây thanh hao hoa vàng được triển khai trồng ở Yên Lạc đã mở ra một hướng đi mới cho người nông dân, nhưng niềm vui chưa trọn vẹn thì nỗi lo đã đến. Giá thanh hao hoa vàng lên xuống thất thường làm cho người trồng luôn trong trạng thái bất an.

Friday. August 16th, 2013
Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Cá Lồng Trên Sông Ở Quảng Thọ (Thừa Thiên Huế) Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Cá Lồng Trên Sông Ở Quảng Thọ (Thừa Thiên Huế)

Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình tại xã Quảng Thọ (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) đã tận dụng nguồn nước sông Bồ để nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Saturday. February 23rd, 2013
Tiếp Sức Cho Nông Dân Nghèo Tiếp Sức Cho Nông Dân Nghèo

Ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên), nhiều nông dân gọi ông Lê Xuân Đình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ là “ông sọc dưa”. Cái tên ngồ ngộ này được nông dân trong vùng gắn cho, lâu ngày thành quen miệng. Bản thân ông Đình cũng thấy vui, vì cái việc chăn nuôi lợn rừng, cung cấp giống lợn rừng cho nông dân trong vùng đã trở nên quen thuộc.

Tuesday. April 9th, 2013
Tìm Hướng Phát Triển Hiệu Quả Nghề Trồng Nấm Tìm Hướng Phát Triển Hiệu Quả Nghề Trồng Nấm

Hiện nay Ninh Bình có khoảng 2.600 hộ gia đình, 3 doanh nghiệp và 15 tổ hợp tác với gần 8.000 lao động thường xuyên tham gia trồng nấm. Sản lượng nấm tươi hàng năm ước đạt 4.500 tấn, cho hiệu quả kinh tế gần 40 tỷ đồng.

Friday. August 16th, 2013