Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Lãi Cao Từ Chăn Nuôi Lợn VietGAHP

Lãi Cao Từ Chăn Nuôi Lợn VietGAHP
Ngày đăng: 12/08/2013

Năm 2013, trong khi hàng nghìn hộ chăn nuôi trên cả nước bị thua lỗ do giá lợn, gà giảm quá thấp, thì những hộ tham gia mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học do Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai vẫn có lãi nhờ tỷ lệ lợn chết và hiệu số tiêu tốn thức ăn thấp.

Ông Lê Minh Lịnh - Chủ nhiệm Dự án Chăn nuôi lợn an toàn sinh học và áp dụng VietGAHP cho biết, các mô hình nuôi lợn VietGAHP đã được triển khai tại 10 tỉnh (Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bìn

Các hộ phải đáp ứng được các tiêu chí như: Nuôi 10 - 30 con/hộ, cam kết đầu tư vốn đối ứng cho mô hình, có sổ ghi chép đầy đủ ngày nhận lợn giống, quá trình sử dụng thức ăn, tiêm phòng văccin, tiêu độc khử trùng, trọng lượng lợn mỗi tháng… Con giống phải được mua từ những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ con giống và 30% thức ăn.

Trong quá trình nuôi, các hộ phải tuân thủ nghiêm ngặt công tác vệ sinh dịch tễ. Khi xuất bán, phải tuân thủ thời gian ngừng sử dụng các loại thuốc, đồng thời cung cấp “hồ sơ lý lịch” của lợn cho người mua.

Đến nay, lứa nuôi trong mô hình đã kết thúc. Đánh giá hiệu quả kinh tế cho thấy, trọng lượng xuất chuồng bình quân của lợn sau 3 tháng nuôi đạt 80 - 90kg/con, tiêu tốn thức ăn dưới 2,8kg/1kg tăng trọng. Trong khi đó, nông dân nuôi theo hình thức thông thường chỉ đạt tốc độ tăng trọng 450 – 500 gam/con/ngày, hệ số tiêu tốn thức ăn trên 3kg/1kg tăng trọng.

Khả năng tăng trọng của đàn lợn dự án cao hơn từ 5 - 10% so với lợn nuôi ngoài mô hình đã góp phần giúp nông dân rút ngắn thời gian nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngoài ra, tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn dự án đạt tới 99,44% (cao hơn 4,44% so với yêu cầu đề ra là 95%), trong khi tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn ngoài mô hình trung bình khoảng 90 - 92%.

Trong quý II/2013, giá lợn hơi siêu nạc xuất chuồng trên thị trường chỉ còn 37.000 – 38.000 đồng/kg, trong khi giá thành chăn nuôi của đại bộ phận nông dân ở nước ta là 41.000 – 43.000 đồng/kg nên hầu hết người chăn nuôi lỗ nặng. Riêng các hộ tham gia dự án chăn nuôi lợn VietGAHP vẫn lãi vì giá thành sản xuất chỉ ở mức 33.000 – 35.000 đồng/kg.

Ông Trần Văn Tuấn, một hộ tham gia dự án ở xã Quang Trung (huyện Kiến Xương, Thái Bình) chia sẻ: “Nhà tôi nuôi 10 con lợn theo mô hình, tổng chi phí hết 23.698.000 đồng, xuất bán được 845kg lợn hơi với giá 38.000 đồng/kg, được 32.110.000 đồng, như vậy là lãi 8,4 triệu đồng”.

Ông Vũ Trọng Nghĩa - Trưởng phòng NNPTNT huyện Kiến Xương cho biết, tại Thái Bình, dự án được thực hiện ở 10 hộ, mỗi hộ nuôi bình quân 14 con lợn, nhưng lợi nhuận đạt 10 triệu đồng/hộ.


Có thể bạn quan tâm

Khai trương đại lý máy phục vụ sản xuất nông nghiệp Kubota Khai trương đại lý máy phục vụ sản xuất nông nghiệp Kubota

Sáng 3/10, tại xã Thạch Long (Thạch Hà), Công ty TNHH Thương mại tổng hợp và dịch vụ Huệ Minh tổ chức khai trương đại lý máy phục vụ sản xuất nông nghiệp Kubota tại Hà Tĩnh.

06/10/2015
Sống lại miền đất chết Sống lại miền đất chết

Hơn 10 năm trước, 105 hộ dân nghèo xóm Tân Phong, xã Thạch Bàn (Thạch Hà - Hà Tĩnh) khấp khởi mừng khi dự án hỗ trợ nuôi tôm của Đan Mạch với tổng số vốn đầu tư lên đến gần 10 tỷ đồng được triển khai.

06/10/2015
Cấp ứng 104 tỷ đồng cho 26 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới 2015 Cấp ứng 104 tỷ đồng cho 26 xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới 2015

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn vừa ký quyết định cấp ứng trước kế hoạch vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nguồn ngân sách tỉnh Hà Tĩnh năm 2016 số tiền 104 tỷ đồng cho 26 xã đăng ký đạt chuẩn NTM năm 2015.

06/10/2015
Cá chết, người dân lao đao Cá chết, người dân lao đao

Cá nuôi sắp đến kỳ thu hoạch bỗng dưng bị chết hàng loạt khiến nhiều hộ dân ở xã Phú An (Phú Vang - Thừa Thiên Huế) lâm vào cảnh lao đao.

06/10/2015
Chuyện con cá nước ngọt Chuyện con cá nước ngọt

Nông dân huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) đang có xu hướng chuyển đất lúa kém năng suất sang nuôi các loại cá nước ngọt truyền thống bởi có thể tận dụng thức ăn là cám, bã tại địa phương để tăng thêm thu nhập.

06/10/2015