Lá bồ công anh đắt giá
Hiện nay, nhiều hộ nông dân xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà (Thái Bình) đang bắt đầu thu hoạch lá cây bồ công anh. Đây là cây dược liệu mới được bà con đưa vào trồng trên đất bãi từ 1 - 2 năm trở lại đây. Giá bán 1kg lá bồ công anh khô dao động từ 30 – 35.000đ. Với mức giá này, người trồng thấy tạm ổn.
Bồ công anh là cây dược liệu nhưng bà con hay gọi là rau diếp hoang, diếp dại vì có hình dạng giống cây rau diếp. Cây được trồng từ tháng 10 âm, đến tháng 2 năm sau bắt đầu cho thu tỉa lá. Sau khi thu hoạch, lá được phơi khô kiệt và xuất bán cho thương lái để làm thuốc.
Bồ công anh là cây trồng dễ tính, không sâu bệnh, không sử dụng thuốc BVTV. Cây trồng không ưa bóng, phù hợp đất thịt, đất pha cát. Sau 4 tháng thì cây cho thu hoạch. Với mức giá 30.000/kg lá khô thì thu nhập từ cây trồng này cao gấp 2 – 3 lần trồng ngô.
Có thể bạn quan tâm
Trước đây ở ấp 2 và ấp 3, xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chỉ sản xuất lúa 3 vụ/năm, hiệu quả thấp do thường gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết, sâu bệnh gây hại nhất là bệnh vàng lùn lùn xoắn lá. Chính vì vậy, chủ trương của địa phương là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đưa cây màu xuống ruộng để thay thế 1 vụ lúa trong năm, nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân.
Bộ NNPTNT vừa ban hành Quyết định số 1771/QĐ-BNN-TCTS phê duyệt hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020.
Nghề nuôi sò huyết dưới kênh xuất hiện ở Bạc Liêu cách đây hơn 20 năm. Nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ cách nuôi này. Triệu phú, tỷ phú sò huyết xuất hiện ngày càng nhiều ở các xã ven biển thuộc huyện Hòa Bình, TP. Bạc Liêu và huyện Đông Hải.
Gia đình ông Vũ Văn Hợi ở thôn Bu Ruăh, xã Đắk N’drung (Đắk Song - Đắk Nông) có 2 ha tiêu đang phát triển xanh tốt, cho năng suất cao, năm 2012, đạt hơn 5 tấn/ha. Theo ông thì sở dĩ đạt được kết quả như vậy vì những năm gần đây, được sự hướng dẫn trực tiếp của các cán bộ Trạm bảo vệ thực vật huyện, ông đã biết phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững, nên năng suất tăng gần gấp đôi so với trước.
“Tôi khao khát được thấy quê hương đổi mới, không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn giúp đỡ được bà con. Quê tôi từ cuộc sống bấp bênh nay như bừng tỉnh cả một vùng chiêm trũng, nhà nhà dưới ao đàn cá, trên bờ hàng cây trĩu quả, trong chuồng đàn lợn, đàn gà gối nhau… Nghề cá ở Bình Dương thực sự trở thành mưu sinh của nhiều gia đình”. Đó là lời tâm sự của vị Phó Chủ tịch Hội nghề cá tỉnh Bắc Ninh - rất chân thành, rất mộc mạc bởi đơn giản ông cũng là một lão nông lam lũ.