Trên 2.000 ha tôm thiệt hại ở Bạc Liêu

Tôm chết tập trung nhiều ở xã Vĩnh Trạch Đông, Vĩnh Trạch, Hiệp Thành (TP.Bạc Liêu); Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Thịnh (Hòa Bình).
Thời tiết nắng nóng gay gắt trong những ngày qua đã làm cho độ mặn tăng cao, mực nước trong vuông tôm bị cạn kiệt. Bên cạnh đó, chất lượng tôm giống không đảm bảo được xác định là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
Theo dự báo của ngành nông nghiệp tỉnh, thời gian tới, tình hình sản xuất, nuôi trồng vẫn gặp nhiều khó khăn do nắng hạn còn kéo dài. Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo người nuôi tôm không thải nước ô nhiễm ra kênh nội đồng, tiến hành cải tạo ao đầm đúng kỹ thuật, không nóng vội thả tôm nuôi mới.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, nhiều bà con nông dân ở huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp để trồng cây ăn trái. Trong đó, xoài cát Hòa Lộc luôn được người dân ưu tiên lựa chọn.

Ngày 24.7, huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) tổ chức thả 20 nghìn con cá giống điêu hồng tại 4 lồng bè nuôi cá thí điểm tại khu vực đập phụ, cửa xả nước Nhà máy thủy điện Sông Tranh 2 (thuộc thôn 3, xã Trà Đốc).

Chăn nuôi an toàn sinh học (ATSH) là biện pháp đang được nhiều hộ chăn nuôi áp dụng trước tình hình các loại dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp. Những nguyên tắc đơn giản của phương pháp chăn nuôi ATSH có thể áp dụng đa dạng với quy mô từ nhỏ đến lớn.

Những năm gần đây, phong trào nuôi lươn tại xã Mỹ Hiệp Sơn ngày càng được nông dân chọn làm mô hình kinh tế quan trọng của gia đình, bởi chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, cho lợi nhuận cao và nhất là giá thị trường rất ổn định. Ông Phạm Văn Ba ngụ ấp Hiệp Thành, xã Mỹ Hiệp Sơn (Hòn Đất - Kiên Giang) là hộ điển hình thành công với mô hình này.

Mỗi hộ được hỗ trợ 10 cặp bồ câu giống và 50% chi phí thức ăn (30 ngàn đồng/cặp). Sau thời gian 4 tháng, khi bồ câu sinh sản đã đủ số lượng 10 cặp con giống đầu tiên thì các hộ này sẽ chuyển giao con giống cho những hộ nuôi tiếp theo.