Kỳ Vọng Xoài Trái Vụ
Xoài cát Hòa Lộc hiện có giá rất cao tại các chợ trên địa bàn TPHCM, dao động từ 70.000 đến 80.000 đ/kg.
Nhiều nhà vườn trồng xoài cát Hòa Lộc trái vụ ở xã Long Hòa, huyện Cần Giờ, TPHCM đang rất phấn khởi vì sẽ có lợi nhuận cao từ vụ xoài nghịch…
Trao đổi với PV ngay tại vườn xoài rộng gần 5.000 mét vuông của mình, ông Nguyễn Văn Chấm (ấp Đồng Hòa, xã Long Hòa, huyện Cần Giờ) hồ hởi cho biết: “Tui làm xoài trái vụ gần 10 năm nay, năm ngoái thu được 2 tấn, bán xong cũng lời được 60 triệu đ”. Chỉ tay vào vườn xoài đang cho tỷ lệ bông nở tới 90%, ông Chấm tự tin khẳng định, giá xoài cao như hiện nay chắc chắn sẽ giúp gia đình ông tích góp thêm khoản tiền rất khá.
Tương tự, ông Chín Chánh, thành viên CLB khuyến nông VAC (ấp Đồng Tranh, xã Long Hòa) cho biết: “Vườn xoài 30 tuổi rộng hơn 1 ha của tui vậy mà năng suất trái vụ rất khá. Năm ngoái đạt 4 tấn, với giá bán bình quân từ đầu đến cuối mùa trái vụ là 40.000 đ/kg, thu về gần 150 triệu đ. Khấu trừ chi phí sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu xong lời gần 100 triệu đ”.
Theo ông Chánh, nông dân ấp Đồng Tranh đa phần nắm vững kỹ thuật nên khi thực hiện làm vụ nghịch hầu hết chỉ có lời.
Theo ông Nguyễn Thanh Bình - Chủ nhiệm CLB khuyến nông VAC xã Long Hòa, loại xoài cát Hòa Lộc trồng ở đây đều cho quả to như xoài cát được trồng tại các địa phương khác như Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long.
Đặc biệt xoài cát Hòa Lộc – Cần Giờ lại có vị ngọt thanh, chua dịu mang đặc trưng riêng, rất dễ thu hút người tiêu dùng. Hiện tổng diện tích trồng xoài tại đây đạt gần 200 ha, trong đó diện tích nhà vườn làm xoài trái vụ khoảng 30 ha.
Ông Bình còn khoe: “Năm ngoái có 23 hộ trồng xoài cát Hòa Lộc tại 2 xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh đã được Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ nông nghiệp TP.HCM trao giấy chứng nhận VietGAP. Điều này đã tạo ra cơ hội mới cho người trồng xoài vì cơ quan chức năng đang thực hiện công tác quảng bá, đưa sản phẩm xoài cát Hòa Lộc – Cần Giờ đến với người tiêu dùng TPHCM”.
Có thể bạn quan tâm
Mặc dù mùa thu hoạch mía 2014-2015 vẫn chưa kết thúc, tuy nhiên, tranh thủ nước rút, hiện những khu vực nằm trong đê bao chống lũ hoặc nơi có bờ liếp cao, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp đang tất bật xuống giống cho niên vụ mía 2015-2016. Theo đó, niên vụ mía năm nay, ngành chức năng địa phương và người dân có sự thay đổi lớn về cơ cấu giống và diện tích.
Theo quy hoạch, mô hình phát triển vùng sản xuất rau an toàn có quy mô 14ha, với trên 400 hộ dân tại xã Hà Thạch, Văn Lung và phường Trường Thịnh tham gia. Ngoài việc được hỗ trợ về giống, vốn và chuyển giao KHKT, dự án còn hỗ trợ xây dựng 6 nhà lưới để trồng rau với mức bình quân 20 triệu đồng/1 nhà lưới.
Trong nhiều năm qua, cùng với sự đầu tư của các chương trình, dự án; sự vào cuộc của các cấp ủy Đảng, đoàn thể, MTTQ, Hội Nông dân thị xã Phú Thọ đã phát huy vai trò nòng cốt trong việc tuyên truyền, cổ vũ hội viên phát triển kinh tế, điển hình là phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng.
Hội nghị thông qua quyết định thành lập ban chỉ đạo sản xuất nông nghiệp trọng điểm, triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong vụ chiêm xuân, đặc biệt chú ý tới phương án mở rộng diện tích lúa J02 trên địa bàn huyện. Vụ chiêm xuân này huyện Thanh Ba dự kiến sẽ mở rộng diện tích gieo cấy giống lúa J02 ra 25 xã với khoảng 850ha, đến nay các xã đã đăng ký trên 520ha.
Triệu Phong là một trong những vùng lúa trọng điểm của tỉnh Quảng Trị với diện tích gieo cấy hàng năm gần 12.000 ha. Những năm qua, song song với sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp vững chắc, việc xây dựng các cánh đồng lúa chất lượng cao (CLC) cũng đạt nhiều thành quả rõ rệt.