Tiền Giang đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính

Ông Lương Thanh Văn (Việt Kiều Úc), Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Úc cho biết, sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát tính khả thi thực hiện dự án nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính, cũng như tìm hiểu chính sách và môi trường đầu tư của tỉnh Tiền Giang, Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Úc đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang và các Sở, Ban, Ngành xem xét, đồng ý nội dung đề nghị chấp thuận thực hiện dự án nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
Mục tiêu của dự án là sản xuất chế biến, kinh doanh tôm thương phẩm với quy mô từ 100-300 tấn/ha mặt nước nuôi/năm tại ấp Cồn Cống, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang với nhu cầu sử dụng đất dự kiến là 350 ha.
Hình thức thực hiện là đầu tư mới (có phân kỳ giai đoạn thực hiện) do Công ty Cổ phần Việt Úc làm chủ đầu tư thực hiện dự án với tổng sống vốn đầu tư dự kiến là 500 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có của Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Úc.
Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Úc sẽ đầu tư khu nuôi 150 ha trong giai đoạn 1, thời gian xây dựng dự kiến 12-20 tháng kể từ ngày có giấy chứng nhận đầu tư. Giai đoạn 2, Công ty sẽ đầu tư khu nuôi 100 ha, thời gian xây dựng dự kiến 12-15 tháng tiếp theo.
Giai đoạn 3, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư khu nuôi 100 ha, thời gian xây dựng dự kiến 12-15 tháng tiếp theo. Thời gian thực hiện dự án và hoạt động dự án là 50 năm. Loại hình đầu tư thành lập Công ty mới 100% vốn nước ngoài.
Theo ông Lương Thanh Văn, việc đầu tư xây dựng dự án nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho ngành thủy sản của địa phương và tỉnh nhà, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Trong quá trình xây dựng, dự án sẽ tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương và sử dung nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương.
Sau khi dự án hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động sẽ tạo thêm việc làm cho lao động địa phương (dự kiến 400 lao động), thu hồi vốn đầu tư và đem lại hiệu quả kinh tế, đóng góp vào ngân sách địa phương.
Trước đó, ngày 25/3/2015, tại ấp Vĩnh Lạc (xã Vĩnh Thịnh, H.Hòa Bình, Bạc Liêu), Công ty CP Việt - Úc Bạc Liêu (thuộc Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Úc) cũng đã tổ chức thả tôm giống theo mô hình “Nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính”.
Dự án được triển khai tại Bạc Liêu có quy mô diện tích sản xuất 50 ha, được chia làm 414 ao nuôi, mỗi ao rộng 500 m2, mật độ thả giống từ 200-500 con/m2, tổng vốn đầu tư 180 tỉ đồng. Trong giai đoạn 1, Công ty CP Việt - Úc Bạc Liêu tổ chức thả nuôi 90 ao.
Có thể bạn quan tâm

Đã có “địa lợi” và “nhân hòa”, nhưng khi mới bắt tay nuôi bò sữa, người dân Bảo Lộc chưa gặp được “thiên thời”. Bởi cách đây khá lâu, người chăn nuôi bò sữa thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm, thiếu đồng cỏ… đã đành, nhưng đến lúc sản xuất được sữa tươi rồi, thì việc đem bán cũng lắm nhiêu khê. Chỉ mấy năm gần đây, nghề chăn nuôi bò sữa tại Bảo Lộc mới bắt đầu có “tín hiệu” phát triển đáng mừng.

Ông Trần Nguyễn Hồ nói: “Đối với tôi, phía đối tác yêu cầu 400.000 trứng/ngày nhưng tôi chỉ đáp ứng 100.000 trứng, đáp ứng không nổi. Tiêu chuẩn thì đạt, trước khi container đưa về bên đó, có người kiểm tra, gửi mẫu về, khi đạt mới cho đi”.

Tại hội thảo, các đại biểu nêu lên 4 liên kết cần phải làm ngay: Đó là liên kết giữa cơ sở sản xuất con giống và cơ sở nuôi thương phẩm; Liên kết cơ sở thức ăn, sản xuất thương phẩm; cơ sở thú y và cơ sở con giống; Liên kết cơ sở chăn nuôi thương phẩm, giết mổ chế biến và tiêu thụ.

Từ ngày 1/1/2015, vùng nông nghiệp Lâm Đồng phải loại trừ hoàn toàn thuốc Methyl Bromide xông hơi, khử trùng trong sản xuất các loại rau, hoa… theo cam kết của Việt Nam đối với việc thực hiện Nghị định thư Montreal của Liên Hiệp Quốc về chống suy giảm tầng ôzôn.

Tại hội nghị, nhà máy đã công bố chính sách thu mua mía nguyên liệu vụ ép 2014-2015. Công ty có chính sách trợ giá cho người trồng mía vùng gần là 50 ngàn đồng/tấn, cùng với mức trợ giá thu hoạch 10 ngàn đồng/tấn, tính ra giá mía thu mua thực tế tại ruộng vùng gần nhà máy là 895 ngàn đồng/tấn và các vùng khác là 845 ngàn đồng/tấn.