Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kỹ thuật sản xuất vải thiều độc đáo của người Sán Dìu

Kỹ thuật sản xuất vải thiều độc đáo của người Sán Dìu
Publish date: Monday. June 22nd, 2015

Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hơn nhiều so với cách sản xuất vải thiều truyền thống…

Vụ vải thiều năm nay, nếu ai có dịp đến thăm trang trại trồng vải thiều của gia đình ông Trần Văn Hành đều phải trầm trồ khen ngợi bởi kỹ thuật sản xuất vải thiều độc đáo của gia đình anh. Cả 3 ha vải thiều với cả nghìn cây vải đều được gia đình ông Hành thực hiện thành công kỹ thuật mới - cho quả vải thiều ra quả trong thân cây.

Theo đó, hầu như cây vải nào quả cũng sai trĩu trịt từ gốc đến ngọn. Do quả vải thiều ra trong tán cây ở dưới thấp nên công việc chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh thuận tiện và đỡ tốn kém hơn so với việc chăm sóc những quả trên ngọn. Vì thế chất lượng quả vải nhà ông Hành to đều và mẫu mã cũng đỏ đẹp hơn. Thông thường vải thiều ở Lục Ngạn phải từ 35 – 40 quả vải thiều mới được 1 kg, nhưng với quả vải trong thân cây của gia đình ông Hành thì chỉ trung bình 30 quả đã được 1 kg.

Vụ vải này, gia đình ông Hành ước thu hoạt được trên 30 tấn quả tươi, tăng khoảng 5 tấn so với vụ trước. Khi chúng tôi đến thăm, gia đình ông Hành mới thu hoạch một góc vườn đã được 5 tấn quả, bán với giá bình quân trên 20 nghìn đồng/kg (cao hơn giá thị trường khoảng 3 nghìn đồng kg).

Điều đặc biệt là những năm trước, để thu hái được hết trang trại vải thiều của gia đình, ông Hành phải thuê 10 lao động, trung bình trong buổi sáng mỗi lao động cũng chỉ thu hoạch được 1 tạ quả. Còn bây giờ, với cách làm quả vải thiều ra quả chùm trên thân cây, ông Hành chỉ cần 5 lao động thu hoạch cũng thời gian như vậy đã đạt 1 tấn quả mà chẳng vất vả gì. Mặt khác, do quả vải thiều nhà ông Hành được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP có chất lượng quả to, mẫu mã đẹp nên nhiều khách hàng đã quen thuộc vào tận vườn đặt mua hàng tấn quả/ngày với giá cao nhất trên thị trường.

Nói về kinh nghiệm sản xuất vải thiều ra quả trong thân cây, ông Hành chia sẻ, trước tiên cần tỉa cành trên ngọn thật thưa cho ánh sáng chiếu vào thân cây. Sau đó để nguyên những cành nhỏ ra trên thân cây để sau này vải ra quả từ đó. Đồng thời thực hiện biện pháp khoanh cành vào thời gian thích hợp và cách khoanh mở rộng hơn so với việc khoanh cây vải thiều bình thường.

Với thâm niên hơn chục năm làm cán bộ khuyến nông rồi đến Chủ tịch Hội Nông dân kiêm Chủ nhiệm câu lạc bộ khoa học kỹ thuật nhà nông xã Giáp Sơn, ông Trần Văn Hành luôn gắn bó với cây vải thiều và là một trong những người tiên phong áp dụng kỹ thuật sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP hiệu quả trong xã Giáp Sơn nói riêng và huyện Lục Ngạn nói chung.

Thực tế đây đã là vụ vải thứ 3 gia đình ông Hành thực hiện thành công kỹ thuật cho quả vải thiều ra qua trên thân. Với kỹ thuật này, năm nào vườn vải nhà ông cũng được mùa với sản lượng đạt từ 20 – 30 tấn quả, thu về khoảng 500 triệu – 600 triệu đồng/năm.

Và đề tài khoa học kỹ thuật này đã được ông Hành mang đi dự thi và đoạt giải Ba trong cuộc thi “Sáng tạo nhà nông” của Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang năm 2014, đồng thời đạt giải Khuyến khích trong cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật do Liên hiệp Hội khoa học tỉnh Bắc Giang. Tuy nhiên, thành công nhất là đề tài cho quả vải thiều ra quả trong thân của ông Hành đã được hơn 100 hộ dân ở trong và ngoài xã Giáp Sơn học tập và áp dụng thành công trên khoảng 100 ha vải thiều ở địa phương.

Với thành tích xuất sắc trong hoạt động công tác nên tháng 10 năm 2014, ông Trần Văn Hành đã vinh dự được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ do đã có thành tích xuất sắc trong phong trào phát triển kinh tế - xã hội, giúp nhau xoá đói giảm nghèo ở địa phương.


Related news

Ngư Dân Trúng Đậm Cá Mùa Biển Động Ngư Dân Trúng Đậm Cá Mùa Biển Động

Những ngày biển động, khi nhiều tàu đánh bắt nằm im gối bờ thì tàu đánh bắt cá chuồn, cá mập của ngư dân Nghĩa An (Tư Nghĩa - Quảng Ngãi) bắt đầu vào "mùa làm ăn". Công việc nguy hiểm, thời tiết không được thuận lợi, nhưng bù lại cho những nhọc nhằn là phiên biển "trúng đậm".

Wednesday. December 18th, 2013
Tôm Càng Xanh Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) Tôm Càng Xanh Trong Ao Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng)

Bên cạnh mô hình luân canh tôm – lúa ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) đã khẳng định tính hiệu quả của vùng canh tác bền vững, thì mô hình luân canh tôm nước lợ với tôm càng xanh đã cho nông dân nguồn thu nhập đáng kể.

Wednesday. December 18th, 2013
Thu Nhập Ổn Định Từ Trồng Nén Thu Nhập Ổn Định Từ Trồng Nén

Cứ mỗi độ tháng 7 âm lịch, người dân các xã Đức Phong, Đức Minh (Mộ Đức - Quảng Ngãi) và Bình Hải, Bình Phú, Bình Hòa (Bình Sơn) lại bước vào vụ trồng nén. Năm nay do mưa lũ lớn nên giá củ nén tăng cao, giúp nông dân có thêm thu nhập.

Wednesday. December 18th, 2013
“Trà Rau Má”, Hướng Đi Mới Của Quảng Thọ (Thừa Thiên Huế) “Trà Rau Má”, Hướng Đi Mới Của Quảng Thọ (Thừa Thiên Huế)

Từ lâu, rau má trở thành cây trồng giúp người dân Quảng Thọ (Thừa Thiên Huế) thoát nghèo. Giờ đây, khi dự án “Sản xuất rau an toàn theo hướng Vietgap” được triển khai với hướng xây dựng “trà rau má” tiếp tục mở ra hướng đi mới cho kinh tế của địa phương này.

Wednesday. December 18th, 2013
Công Ty Mía Đường Hỗ Trợ Dân Giữ Diện Tích Mía Công Ty Mía Đường Hỗ Trợ Dân Giữ Diện Tích Mía

Hộ trồng mía khi ký hợp đồng cung cấp mía nguyên liệu cho công ty sẽ được nhiều hỗ trợ ngay từ đầu vụ về giống, phân bón, vốn…

Wednesday. December 18th, 2013