Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Làng nghề ế ẩm sản vật khan hiếm

Làng nghề ế ẩm sản vật khan hiếm
Ngày đăng: 06/11/2015

Làng nghề hắt hiu...

“Chưa thấy năm nào nước lũ kém như năm nay.

Mọi năm, cứ hễ vào rằm tháng 7, tháng 8 âm lịch, tàu ghe các tỉnh về đậu kín cả bến sông chờ lấy hàng.

Mỗi đầu mối lấy ít nhất cũng vài trăm đến cả ngàn cái lọp.

Năm nay thì lâu lâu mới có người đến lấy, được vài ba chục lọp đã là vui lắm rồi” - bà Ba Thắm, ấp Mỹ Hòa, xã Mỹ Đức, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang buồn giọng.

Các hộ đóng xuồng ghe ở làng nghề đóng xuồng ghe Mỹ Hiệp (xã Mỹ Hiệp, huyện Chợ Mới, An Giang) đều rơi vào cảnh ế ẩm ngay trong mùa nước nổi.

Còn ông Đỗ Văn Hoàng - Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Mỹ Hòa cho biết: “Ấp có hơn 60 hộ, với hơn 200 lao động tham gia làm lọp cua.

Thường thì trước mùa nước nổi vài tháng, trung bình mỗi hộ làm từ 1.000 – 2.000 cái lọp để bán dần trong mùa nước nổi”.

“Mọi năm, thương lái ở các tỉnh Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ… thậm chí là nước bạn Campuchia cũng đến đây đặt hàng, làm không xuể.

Còn năm nay thì làng trên xóm dưới vắng hoe...” - ông Hoàng thông tin.

Ông Hoàng cho biết thêm, ngoài ế ẩm đơn đặt hàng, hàng trăm lao động nơi đây, mỗi người còn mất đứt vài trăm ngàn đồng mỗi ngày từ nghề đi đặt lọp cua, tép trong mùa nước nổi.

Ông Bảy Nê (đến từ xã Mỹ Hội Đông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang), một nông dân chuyên đánh bắt cá mùa nước nổi cho biết: “Mọi năm, ba tháng mùa nước, năm nào kém lắm cũng được 3 - 4 triệu đồng.

Năm nay trắng tay rồi.

Tui già rồi còn bám lại đây chứ mấy đứa trẻ đã bán hết xuồng, lưới để đi Bình Dương để tìm việc làm ở các khu công nghiệp hết trơn”.

Ông Nê còn cho biết thêm, thanh niên tại Tân Lập, Vĩnh Trung, Văn Giáo (huyện Tịnh Biên) giăng lưới vài ngày chẳng có cá nên cũng bán hết đồ nghề để qua Bình Dương kiếm việc làm.

Tại hộ ông Út Ngò (xóm Mỹ Hòa, phường Mỹ Hòa, TP.

Long Xuyên, tỉnh An Giang), một gia đình với 4 thế hệ cùng sản xuất lưỡi câu nổi tiếng nhưng mới hơn 3 giờ chiều mà mọi người đã dẹp hết đồ nghề quay lưỡi câu.

Khi hỏi vì sao, chị Kim Yến, con ông Út Ngò giãi bày: Mọi năm gia đình thuê cả chục nhân công làm hàng.

Năm nay chẳng thuê ai, 4 người trong gia đình làm cầm chừng đủ bán mỗi ngày chưa tới 4.000 lưỡi, thu nhập chẳng được là bao.

“Kiểu này năm nay chắc là cụt vốn luôn” - chị Yến than thở.

Vựa cá thiếu… cá

" Cần phải hiểu rõ bản chất của mùa nước nổi để phát huy tối đa lợi thế của nó.

Rõ ràng, khi mùa nước nổi không về, chúng ta mới thấu tỏ những lợi ích to lớn mà nó mang lại.

Mỗi năm, mùa nước nổi mang lại cho giá trị hàng ngàn tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn”. Ông Nguyễn Minh Nhị - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

“Chợ Mỹ Bình (phường Mỹ Bình, TP.Long Xuyên), mọi năm, giờ này mua hàng mùa nước nổi thứ gì cũng có.

Năm nay, cái có cái không mà giá thì cao ngất ngưởng.

Bông súng đồng 30.000 đồng/bó; cá lóc đồng 200.000 đồng/kg mà bữa có bữa không” - chị Nguyễn Ngọc Thúy, một khách đi chợ nói.

Chợ cá đồng dưới chân cầu Tha La (huyện Tịnh Biên, An Giang) năm nay vắng hẳn kẻ bán người mua.

Chợ xưa nay vốn nổi tiếng vì có nhiều loại cá đồng trong mùa cá ra sông (vào cuối mùa nước nổi) như: Cá lóc, rô, trê, lăng, éc, dãnh, chốt…

“Năm nào tui cũng ra đây mua cá dãnh về nạo thịt làm chả cá bán, mỗi lần mua cả trăm ký.

Mấy ngày nay ra đây đợi mua vì hy vọng trời sắp trở gió thì may ra có, nhưng tới giờ vẫn chưa thể mua được” – chị Năm Tiệm, thương lái ở thị trấn Nhà Bàn (huyện Tịnh Biên) cho biết.

Anh Tùng Lô (ngụ xã Khánh An, huyện An Phú, An Giang), một thương lái chuyên mua bán cá mùa nước nổi qua lại biên giới cho biết: “Năm nay cá dãnh nhập về Việt Nam tăng mạnh.

Trước tới nay không có chuyện “ngược đời” này đâu vì bao giờ cá bên mình cũng nhiều hơn, rẻ hơn nên toàn xuất sang bên đó”.

Đêm nào cũng trực chiến tại dốc cầu Cây Dương (thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) để cân hàng của ngư dân đánh bắt và “lái” cá, anh Nguyễn Văn Sử cho biết: “Năm nay, lượng cá đồng giảm khoảng 40% so với những năm trước.

Vì thế giá các loại tăng vọt hàng chục ngàn đồng/kg (tùy loại)”.


Có thể bạn quan tâm

Được mùa dưa ở Nghi Long (Nghệ An) Được mùa dưa ở Nghi Long (Nghệ An)

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện, xã, xã Nghi Long (Nghi Lộc - Nghệ An) đã đưa thêm nhiều loại dưa vào trồng. Sau khi trồng thử nghiệm, cây dưa rất phù hợp vùng đất này, là cây trồng ngắn ngày vừa cho năng suất cao, vừa chất lượng, quả nhiều và ngọt, chi phí thấp, mang lại lợi nhuận cao, thu nhập cao gấp 3 đến 4 lần cây hoa màu khác.

17/07/2015
Trung Quốc đang làm khó vải thiều Việt Nam Trung Quốc đang làm khó vải thiều Việt Nam

Ngoài Trung Quốc, vải thiều Việt Nam đã tìm được chỗ đứng tại một số thị trường lớn như Mỹ, Australia...

17/07/2015
Thực hiện rải vụ trên cây xoài là hướng đi tất yếu Thực hiện rải vụ trên cây xoài là hướng đi tất yếu

Đó là ý kiến của Phó giáo sư - Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Phó Cục Trưởng Cục trồng trọt tại hội thảo rải vụ xoài cấp khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2015 (lần 2) do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp tổ chức ngày 16/7. Hơn 120 đại biểu đến từ các tỉnh: Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang đến dự.

17/07/2015
Xây dựng nhãn hiệu chanh đào Lạng Giang (Bắc Giang) Xây dựng nhãn hiệu chanh đào Lạng Giang (Bắc Giang)

Nhờ trồng chanh đào, nhiều nông dân huyện Lạng Giang (Bắc Giang) có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

17/07/2015
Người nuôi tôm hùm lao đao vì trượt giá, lỗ lớn Người nuôi tôm hùm lao đao vì trượt giá, lỗ lớn

Người nuôi tôm hùm Khánh Hòa đang lao đao vì giá giảm chưa từng thấy vào cuối vụ xuất bán. Hiện tôm hùm đã giảm giá từ 500.000 - 600.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.

18/07/2015