Kỹ Thuật Nuôi Bê Sữa Cái Bằng Sữa Bột Công Nghiệp
Những năm trở lại đây, phong trào chăn nuôi bò sữa đã và đang trở thành thế mạnh trong chăn nuôi, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở xã Vĩnh Thịnh (Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc).
Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà con nông dân đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó chăn nuôi bê con bằng sữa bột là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao, đã và đang được người dân áp dụng phổ biến.
Hiện nay toàn huyện có 13 xã, thị trấn phát triển chăn nuôi bò sữa với khoảng 800 hộ tham gia. Tổng đàn bò sữa hơn 3.500 con. Đối với chăn nuôi bò sữa, hai sản phẩm chính mang lại giá trị kinh tế cao cho nông hộ là sữa tươi của bò mẹ sản xuất ra và bê con.
Vì vậy, muốn tăng sản lượng sữa hàng hóa bán ra thì các hộ phải chăn nuôi bò mẹ tốt để bò có nhiều sữa, đồng thời phải giảm lượng sữa tươi cho bê cái ăn. Có thể thay thế sữa tươi của bò mẹ bằng cách sử dụng sữa bột công nghiệp đúng kỹ thuật, đảm bảo chất lượng cho bê sữa cái ăn để bê sữa cái sinh trưởng và phát triển tốt.
Để khuyến khích các hộ chăn nuôi bò sữa ở Vĩnh Thịnh nói riêng và người chăn nuôi bò sữa trên cả nước nói chung tích cực áp dụng phương pháp chăn nuôi này, đồng thời giúp bà con có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc đàn bê, sau đây là quy trình nuôi bê sữa cái bằng sữa bột công nghiệp:
1. Tuổi bê bắt đầu nuôi và thời gian nuôi
Trung bình là 07- 10 ngày tuổi (khi bê đã ăn hết sữa đầu)
Thời gian nuôi: Trung bình là 04 tháng.
2. Chuồng nuôi bê
Nuôi chuồng nuôi bê tốt nhất là nuôi cũi riêng từng con một. Nếu nuôi chuồng sàn thì bê con nuôi chuồng riêng không nuôi cùng bò sinh sản, bò hậu bị và có ngăn cách riêng từng bê. Chuồng nuôi bê phải đảm bảo khô, sạch, đông ấm, hè mát. Có đủ máng ăn, máng uống phù hợp với quy mô nuôi.
3. Thức ăn, nước uống
- Thức ăn nuôi bê, bao gồm: Sữa tươi (sữa đầu của bò mẹ), thức ăn thay thế là sữa bột công nghiệp Young Calf sản xuất tại Hà Lan, thức ăn tinh, thức ăn thô xanh và thức ăn bổ sung.
- Nước uống: Sử dụng nguồn nước sạch, đảm bảo, không có các nguyên tố kim loại nặng...
4. Chăm sóc nuôi dưỡng bê
- Dùng vải, khăn mềm sạch lau khô toàn bộ thân mình bê, móc hết dịch nhớt còn ở miệng, mũi bê. Nếu bê bị ngạt cần nhanh chóng cấp cứu ngạt, bóc móng cho bê dễ tập đi, sát trùng cồn iod 5% vào dây rốn bê, nhốt bê vào cũi hoặc chuồng nuôi có lớp đệm lót khô sạch và luôn theo dõi bê.
- Cho bê ăn đầy đủ lượng sữa đầu và thời gian cho ăn sau khi sinh càng sớm càng tốt (không quá 1giờ sau khi sinh).
- Tập và cho ăn sữa thay thế: Tập cho bê bú (ăn sữa) bằng tay ngay từ khi sơ sinh ăn sữa đầu. Trước khi ngừng ăn sữa tươi cần có thời gian tập cho bê làm quen thức ăn mới, theo cách giảm dần tỷ lệ sữa tươi và tăng dần sữa thay thế đến khi sử dụng hoàn toàn sữa thay thế, thời gian khoảng sau 10 - 15 ngày sau khi sinh.
Lượng sữa thay thế Young Calf sử dụng như sau:
+ 01 tuần lễ đầu: Ăn sữa tươi (sữa đầu) theo nhu cầu của bê và lượng sữa bò mẹ
+ Tuần thứ hai đến tuần thứ ba: 04- 06 lít/con/ ngày
+ Tuần thứ tư đến tuần thứ chín: 06 - 07 lít/con/ngày
+ Tuần thứ mười đến tuần thứ mười hai: 04- 05 lít/con/ngày
+ Các tuần sau đó giảm dần và kết thúc cũng là giai đoạn mà bê đã sử dụng quen thức ăn thô xanh và ăn được thức ăn tinh khoảng 01 kg/con/ngày.
* Kỹ thuật cho ăn: Đun sôi nước sạch, chờ nhiệt độ nước giảm dần đến 450C, đổ nước vào xô chứa rồi từ từ đổ sữa bột vào, khuấy mạnh tới khi tan hết. Tỷ lệ pha sữa thay thế với nước là 1: 8. Sữa đã pha cho bê ăn ngay. Lượng sữa đã pha chỉ sử dụng trong ngày. Về mùa đông thời tiết lạnh, cần phải nâng nhiệt độ của sữa để tránh gây rối loạn tiêu hóa cho bê.
- Tập và cho bê ăn thức ăn thô xanh:
Theo phản xạ tự nhiên và cũng tiến hành tập cho bê ăn thức ăn thô xanh từ cuối 01 tuần tuổi, thức ăn là cỏ khô ngon chất lượng cao, tăng dần số lượng theo tuần tuổi và nhu cầu của bê.
- Tập và cho bê ăn thức ăn tinh:
Theo phản xạ tự nhiên và cũng tiến hành tập cho bê ăn thức ăn tinh ngay từ ngày thứ ba sau khi sinh. Thức ăn tinh có thể là thức ăn công nghiệp chuyên dùng hoặc tự chế đảm bảo chất lượng, giàu dinh dưỡng, thơm ngon, khô, mịn. Những lần ăn đầu chưa quen có thể phải tập ăn bằng tay cho bê: Cho ngửi, xoa ít vào mồm bê.
Khi ăn quen cho thức ăn vào các xô, chậu và treo vào chuồng bê. Tăng dần lượng thức ăn tinh theo tuần tuổi và nhu cầu của bê, đến khi bê ăn được khoảng 01kg/ngày là có thể cắt hoàn toàn việc dùng sữa nuôi bê.
- Nước uống: Phải cung cấp đầy đủ nước uống hàng ngày theo nhu cầu của bê. Nguồn nước uống phải đảm bảo sạch sẽ không nhiễm tạp chất, kim loại nặng. Mùa đông thời tiết lạnh cần cho bê uống nước ấm.
- Thức ăn bổ sung: Cần chú ý bổ sung thêm premix khoáng, vitamin......
- Vận động tắm nắng cho bê: Hàng ngày khi thời tiết bên ngoài nắng ấm, nên cho bê ra ngoài vận động, tắm nắng từ 1- 2 giờ, giúp cho bê được hấp thụ Vitamin D; kích thích tiêu hóa và giúp cho hệ vận động phát triển.
Hàng ngày cần chủ động cung cấp đầy đủ các loại thức ăn, nước uống cho bê; vệ sinh sạch sẽ chuồng, cũi nuôi bê, vệ sinh máng ăn, máng uống, vệ sinh thân thể bê, không để bê liếm mút lông nhau, theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của bê, theo dõi phát sinh bệnh tật......
5. Phòng, chữa bệnh cho bê
- Thường xuyên quét dọn chuồng trại, vệ sinh máng ăn, máng uống tẩy uế cống rãnh, tắm trải cho bê sạch sẽ.
- Định kỳ phun thuốc khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi bằng các hóa chất như: Benkocid, BKA, Han- Idodine, vôi bột....
- Tiêm phòng văcxin cho bê theo quy định
- Định kỳ tẩy giun sán cho bê.
Có thể bạn quan tâm
Để chủ động phòng chống đói rét cho trâu bò và tận dụng được nguồn rơm rạ sau khi thu hoạch, người chăn nuôi cần chế biến và dự trữ rơm làm thức ăn cho trâu bò trong vụ đông như sau: Sản phẩm rơm, rạ hàm lượng dinh dưỡng thấp trâu bò không thích ăn. Nhưng đem chế biến sẽ là nguồn thức ăn tốt giầu dinh dưỡng hàm lượng Protein tăng lên gấp 2 lần.
Thân lá ngô khi còn xanh có thể cho trâu bò ăn ngay, song thường khi thu hoạch thì ta có một lượng nhiều nên trâu bò không thể tiêu thụ hết trong một thời gian ngắn.
Vùng gò đồi Quảng Trị có lợi thế về đồng cỏ để phát triển chăn nuôi. Hơn nữa, những năm qua, phong trào chăn nuôi thâm canh bằng cách trồng cỏ nuôi bò cũng phát triển mạnh trong nông dân đưa lại hiệu quả kinh tế khá. Các chương trình phát triển chăn nuôi ở tỉnh, huyện đã hỗ trợ cho nông dân khá nhiều về kỹ thuật và kinh phí để cải tạo đàn bò nâng cao hiệu quả chăn nuôi bò lấy thịt.
Riêng bò sữa (và gia súc loài nhai lại nói chung) sử dụng được urê, vì trong dạ cỏ của chúng có các quần thể vi sinh vật có khả năng biến đổi, phân giải nitơ trong urê và tổng hợp nên chất đạm của cơ thể vi sinh vật. Có thể nói, vi sinh vật "ăn" urê để sinh trưởng và phát triển thành số lượng rất lớn, sau đó dược chuyển xuống dạ múi khế, rồi tại đây, bị tiêu hoá và trở thành nguồn đạm có giá trị sinh vật học cao, cung cấp cho cơ thể bò sữa.
Thời tiết mùa đông lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu bò phải làm việc ngâm chân lâu trong nước lạnh. Chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém làm cơ thể bị suy nhược dẫn đến khả năng đề kháng của cơ thể kém bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân phát bệnh cước chân. Trâu, bò bị cước chân đi lại khó khăn, tăng trọng chậm, làm giảm hiệu quả chăn nuôi.