Chế Biến Rơm Làm Thức Ăn Cho Trâu Bò Trong Vụ Đông Xuân
Vụ đông xuân măm 2007-2008 vừa qua toàn tỉnh bị thiệt hại trên 7.000 con gia súc các loại. Nguyên nhân chủ yếu là do rết đậm, rét hại kéo dài, do thiếu thức ăn và người chăn nuôi còn chủ quan trong khâu chăm sóc. Theo dự báo thời tiết vụ đông xuân năm nay tiếp tục diễn biến phức tạp, khả năng rét đậm, rét hại rất dễ sảy ra. Để chủ động phòng chống đói rét cho đàn gia súc trong vụ đông xuân và tận dụng được nguồn rơm rạ sau khi thu hoạch. Chúng tôi xin giới thiệu phương pháp chế biến và dự trữ rơm làm thức ăn cho trâu bò trong vụ đông như sau:
Sản phẩm rơm, rạ hàm lượng dinh dưỡng thấp trâu bò không thích ăn. Nhưng đem chế biến nó xẽ là nguồn thức ăn tốt giầu dinh dưỡng hàm lượng Protein tăng lên gấp 2 lần, trâu bò rất thích ăn các phương pháp chế biến như sau:
* Phương pháp mềm hoá rơm:
Đây là phương pháp mà bà con vẫn hay sử dụng nhất để cho trâu bò ăn. Rơm có thể khô hoặc tươi ta tính lượng rơm mà trâu, bò có thể sử dụng hết trong ngày để riêng ra một chỗ hoặc cho luôn vào máng ăn rồi dùng nước muối 1% tới lên rơm cứ 1kg rơm thì dùng 1lít nước làm như vậy trâu bò xẽ thích ăn. Chú ý ăn bữa nào ta làm bữa đó.
* Phương pháp kiềm hoá rơm:
Đây là phương pháp làm cho rơm mềm, có mùi thơm dễ chịu.
- Dụng cụ: Bể xây hoặc chảo, thùng nhựa để ngâm rơm, giá để, cây đảo
- Nguyên liệu: Rơm khô, vôi, nước sạch
- Công thức:100 kg rơm khô + 6 kg vôi + 600 lít nước
- Cách làm: Cho rơm vào bể hoặc chảo đổ nước vôi 1% vào đảo chộn đều trong 3 ngày (mỗi ngày đảo từ 2-3 lần)
- Lấy rơm lên giá để chẩy hết nước vôi.
- Dùng nước rửa sạch vôi, có thể cho bò ăn ngay hoặc phơi khô gác lên chuồng cho trâu bò ăn dần.
- Cho ăn: Mỗi con ăn từ 7- 10 kg/con /ngày
* Phương pháp ủ u rê:
+ Nguyên liệu chính là rơm khô.
+ Công thức:
100kg rơm + 4kg u rê + 100 lít nước.
Có thể dùng hố ủ nửa chìm như phương pháp ủ chua, hoặc xây bể nổi hoặc ủ trong bao ni lon dầy hoặc ủ thành cây rơm xung quanh có ni lông bao phủ kín có dây buộc chặt. Tuỳ vào lượng rơm cần ủ mà chọn kích thước cho phù hợp.
Mỗi hố có chiều dài x chiều rộng x chiều sâu là 1,5m x 1,5m x 1m có thể ủ được 200 kg rơm khô. Sau đó nén chặt thành hố hoặc lót 1 lớp bao tải xắc rắn xung quanh.
cách ủ rơm cho vào túi ni lon như sau:
Chuyển bị: - Nguyên liệu: Rơm khô: 100kg, đạm urê: 4 kg, nước: 100 lít
- Dụng cụ: Bao tải dứa: 12 cái, túi nilon loại to: 12 cái, vải dứa, bạt: 1tấm, ôdoa, cân, xô đựng nước, lạt buộc, cào để đảo rơm.
+ Cách làm như sau: Cân 10kg rơm khô, dải đều lên sân gạch hoặc tấm vải nhựa. Dùng bình tới rau (ô doa) chứa đúng 10 lít nước, cân đúng 0,4 kg u rê rồi hoà tan vào bình tưới và khuấy, trộn đều đến khi hoà tan hết u rê vào nước. Tưới nước đã pha urê vào rơm, cứ 10kg rơm thì tưới 10 lít nước đã hoà với urê, nếu rơm tươi và ướt thì chỉ tưới 6-7 lít nước/ 10 kg rơm, nhưng vẫn hoà đủ 0,4 kg urê. Khi tưới xong đảo thật đều để rơm thấm đều urê sau đó dùng tay cuộn từng nắm rơm nhét vào bao tải chú ý nhét thật chặt. Rồi tiếp tục rải tiếp 10 kg rơm, lặp lại các động tác như trên cho đến khi hết rơm thì thôi.
+ Cho ăn: Sau 7 đến 10 ngày ủ, bắt đầu lấy cho trâu, bò ăn và ủ rơm vào bồn, hố ủ vào bể thứ hai. Lúc đầu cho ăn ít khoảng 1-2 kg ta phải tập cho trâu bò ăn dần bằng cách chộn lẫn với cỏ tươi, sau 2- 3 ngày trâu bò sẽ ăn quen dần và lượng ăn tăng dần lên. Mỗi ngày cho ăn tối đa từ 7- 10 kg/con.
* lưu ý :
- Khi trâu, bò ăn rơm ủ u rê phải chú ý cho uống đủ nước là 20 lít /con/ ngày. Mùa khô cho uống nước nhiều hơn.
- Urê rất độc nên khi làm phải cân đong chính xác tránh vượt quá hàm lượng cho phép gây ngộ độc cho trâu, bò.
- Không được cho trâu, bò ăn urê trực tiếp
Có thể bạn quan tâm
Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà con nông dân đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, trong đó chăn nuôi bê con bằng sữa bột là một trong những phương pháp mang lại hiệu quả cao, đã và đang được người dân áp dụng phổ biến.
Để giúp bà con chăn nuôi xác định đúng thời điểm động dục của bò cái, chúng tôi xin giới thiệu một số dấu hiệu nhận biết như sau.
Có thể chia làm một số loại thức ăn như sau: thức ăn tinh, thức ăn thô, thức ăn phụ phẩm và thức ăn bổ sung.
Thực tế cho thấy có rất nhiều hộ nuôi bò thịt đã chuyển sang hoàn toàn hoặc kết hợp với nuôi bò sinh sản. Mặt khác, so với nuôi lợn, gà thì nuôi bò sẽ ít bị rủi ro hơn tuy thời gian quay vòng lâu hơn.