Vỗ Béo Bò Bán Tết

Bò béo bán vào dịp Tết Nguyên đán thường được giá. Để có bò béo người chăn nuôi cần lưu ý một số kinh nghiệm sau:
Chọn mua bò, bê vỗ béo: Khi mua bò, bê ở địa phương khác về nuôi, nên nhờ cơ quan thú y kiểm dịch phát hiện những con nhiễm bệnh truyền nhiễm. Không mua bò ở các vùng bị dịch bệnh nguy hiểm.
Chọn mua những con bò cái, bò đực có khung xương to, gầy loại thải nhưng chưa già lắm. Mua bò có trọng lượng trung bình 2 - 3tạ/con để vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao. Chọn mua những con bê trưởng thành 22 - 25 tháng tuổi trọng lượng 150 - 200 kg/con; bê lai có khung xương to tăng trọng càng nhanh.
Những con bò, bê mua vỗ béo phải đạt chỉ tiêu, nhanh nhẹn, không bị dịch bệnh, thương tật và phàm ăn.
Chuồng trại và thức ăn: Mỗi một con bò cần 3 - 4m2 chuồng trại, chuồng trại phải đạt yêu cầu cao, thoáng, sạch sẽ, đảm bảo ấm đông, mát hè.
Để hạ giá thành, nâng cao chất lượng thức ăn, người chăn nuôi cần chủ động chuẩn bị một số thức ăn giá rẻ sẵn có trong gia đình như ủ rơm với urê và vôi, ủ chua các loại cây xanh, rau xanh (thân, lá, củ khoai lang, ngọn lá sắn, thân lá cây ngô, bèo, thân lá lạc).
Trồng với diện tích 360-500m2 cỏ VA06, cỏ voi chăm sóc tốt hoặc gieo 300-500m2 ngô trước khi nuôi bò 60-70 ngày tạo nguồn cung cấp thức ăn xanh cho 3-5 con bò.
Trước khi vỗ béo cho bò cần tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng 2 lần, mỗi lần cách nhau 15 ngày. Tẩy giun, sán, ve, rận, ký sinh trùng đường máu nếu có. Bò, bê sạch bệnh mới hấp thu tốt dinh dưỡng trong thức ăn, đảm bảo cho tăng trọng nhanh.
Mỗi con bò, bê cho ăn lượng thức ăn: 10 - 15kg rơm, cỏ + 3 - 5kg thức ăn ủ chua + 1 - 2kg bột sắn (hoặc 1 - 2 kg cám gạo, bột ngô; 3 - 6kg khoai lang tươi thái lát) + 0,1 - 0,2kg cám đạm đậm đặc Con Cò + 50 gam muối ăn +(2 - 5g B.Complex - khoáng.
Nếu không có thức ăn ủ chua, rơm ủ urê tăng thêm 5kg rơm, cỏ. Bổ sung 50 - 100g đạm urê hoà nước vẩy vào rơm, cỏ trước khi cho bò vỗ béo ăn, với lượng nhỏ ure này cơ thể bò hấp thu được đạm phi protein qua sự hoạt động của vi sinh vật trong dạ cỏ. Lượng urê cho bò ăn 2 - 3g/10kg thể trọng.
Mỗi ngày thả bò ra ngoài 1 - 2 giờ để bò đi lại đỡ tù chân và kết hợp dọn vệ sinh chuồng trại.
Với khoảng thời gian vỗ béo 60 - 70 ngày, bò, bê gầy tăng trọng 70 - 100kg hơi/con. Chi phí thấp giá bán lại tăng do bò béo nhiều thịt hơn so với lúc mua. Mỗi con bò, bê cho lãi 1,5 - 2 triệu đồng. Một lao động có thể vỗ béo được 4 - 5 con bò, bê mang lại nguồn thu nhập đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Bệnh giun phổi ở loài nhai lại còn gọi viêm phế quản, nguyên nhân do ký sinh trùng. Bệnh thường phát nhiều ở loài nhai lại, nhất là bò từ 2-12 tháng tuổi, sau đó giảm dần, đến tuổi trưởng thành bệnh nhiễm rất thấp.

Bệnh viêm tử cung ở trâu, bò cái sinh sản ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất của vật nuôi như làm mất sữa, chậm động dục trở lại, không thụ thai, giảm năng suất... Trường hợp nặng, làm giảm khả năng sinh sản dẫn đến vô sinh vĩnh viễn.

Trong những năm qua, được sự tài trợ của các tổ chức quốc tế và trong nước về phát triển chăn nuôi bò thịt, hàng ngàn bê lai hướng thịt được sinh ra và đã cung cấp một số lượng thịt bò lớn cho xã hội.

Ruồi, chấy, rận, bọ chét, ve, ghẻ, trong số đó, có nhiều loài ký sinh trên da trâu bò ở nước ta, gây tác hại lớn nhất là ve, ghẻ, rận, ruồi trâu và mòng. Xin mách cách phòng trị các loại bệnh này.

Bê bị ngộ độc nước thường xảy ra vào mùa nóng nực khi uống quá nhiều nước. Bê non dưới 6 tháng tuổi hay bị bệnh này, đặc biệt là bê trong giai đoạn cai sữa. Sau khi uống nhiều nước, bụng phồng to, con vật tỏ ra đau đớn, niêm mạc tím tái, toát mồ hôi, cơ bắp run, nếu bị nặng có thể sùi bọt mép.