Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi bò

Những Thức Ăn Cần Thiết Cho Bò Sữa

Những Thức Ăn Cần Thiết Cho Bò Sữa
Ngày đăng: 31/07/2013

Thức ăn cho bò sữa gồm 3 nhóm chính. Mỗi nhóm có đặc điểm dinh dưỡng riêng và có ảnh hưởng khác nhau đến năng suất, chất lượng, sức khỏe của bò sữa cũng như lợi tức của người chăn nuôi.

Thức ăn thô

Gồm các loại cỏ, rơm, phụ phẩm nông nghiệp, rau, củ, quả,... Đây là nhóm thức ăn chính, chiếm 60 -70% chất khô trong khẩu phần.

Thức ăn thô có khối lượng lớn nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng lại nhỏ; hàm lượng chất xơ thô lớn hơn 18% (theo chất khô).

Thức ăn thô có tác dụng làm đầy dạ cỏ, đảm bảo chức năng của dạ cỏ hoạt động bình thường, làm tăng tỷ lệ bơ trong sữa. Nếu cung cấp đủ thức ăn thô xanh chất lượng tốt, bò sữa sẽ sản xuất được 4-5 lít sữa/ngày.

Thức ăn tinh

Gồm các loại khô dầu, hạt ngũ cốc, tấm, cám, hèm bia, bã đậu, bã sắn..., góp phần cung cấp thêm các chất dinh dưỡng khi bò cho nhiều sữa (trên 4-5 lít/con/ngày). Thức ăn tinh là phần bổ sung vào khẩu phần cơ bản.

Nhóm thức ăn tinh tuy chiếm lượng nhỏ trong khẩu phần ăn nhưng hàm lượng chất dinh dưỡng trong 1kg thức ăn lại lớn, hàm lượng xơ thấp dưới 18% (theo chất khô).

Căn cứ vào hàm lượng dinh dưỡng, thức ăn tinh được chia thành hai loại: thức ăn cung cấp năng lượng (giàu chất bột đường, hàm lượng protein thô dưới 20%) và thức ăn bổ sung đạm (hàm lượng protein thô trên 20%).

Thức ăn bổ sung

Thức ăn bổ sung được thêm vào khẩu phần với khối lượng nhỏ để cân bằng một số chất dinh dưỡng thiếu hụt như đạm, khoáng, vitamin,... Quan trọng nhất trong số thức ăn bổ sung cho bò sữa là urê và hỗn hợp khoáng vitamin.

Thức ăn bổ sung có tác dụng cân đối dinh dưỡng trong khẩu phần, giúp cải thiện năng suất sữa, duy trì tình trạng sức khỏe và hoạt động sinh sản tốt cho bò.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh lê dạng trùng ở đàn bò và biện pháp phòng trị Bệnh lê dạng trùng ở đàn bò và biện pháp phòng trị

Bệnh lê dạng trùng ở đàn bò và biện pháp phòng trị

11/01/2016
Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng bò cái chửa Phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng bò cái chửa

Bò sau khi đẻ 40 - 60 ngày, nếu động dục cần phối giống ngay. Sau khi phối giống 3 tháng nếu không động dục trở lại, khám thai xác định bò đã đậu thai, bò cần có chế độ ăn, uống và chăm sóc tốt để vừa có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng nuôi cơ thể mẹ, vừa đảm bảo sự phát triển bình thường của bào thai.

11/01/2016
Nuôi dưỡng, chăm sóc bò vắt sữa Nuôi dưỡng, chăm sóc bò vắt sữa

Phải tuân thủ theo đúng trình tự công việc, đúng kỹ thuật và cố định người... tạo nên một phản xạ có điều kiện cho gia súc.

11/01/2016
Phương pháp nuôi bò cái cạn sữa Phương pháp nuôi bò cái cạn sữa

Thời gian khai thác sữa kéo dài khoảng 270 - 300 ngày. Tuy nhiên, một số con có năng suất sữa cao chậm lên giống nên có thể khai thác trên 300 ngày.

12/01/2016
Biểu hiện lên giống và thời điểm phối giống bò đạt kết quả cao Biểu hiện lên giống và thời điểm phối giống bò đạt kết quả cao

Bò là loại gia súc ăn cỏ, thông thường mỗi lần mang thai thường đẻ 1 con. Bò có chu kỳ động dục 21 ngày (phạm vi biến động từ 17-25 ngày)

12/01/2016