Mô Hình Đầu Tiên Nuôi Cá Tra Trong Ao Đất
Để có thêm nguồn cá tra tại chỗ cung cấp cho Đà Nẵng và các tỉnh lân cận mà không cần phải vận chuyển từ miền Nam ra, lần đầu tiên mô hình nuôi cá tra trong ao đất được thử nghiệm thành công ở nhà ông Lê Cổ (thôn An Châu, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng).
Hộ ông Lê Cổ thôn An Châu, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng được chọn làm mô hình nuôi cá tra thí điểm để nhân rộng ra các xã lân cận.
Ngày 19/8/2006, ông nhận về 22.000 con cá giống có kích cỡ từ 4 - 6 cm. Trước khi thả vào bể xi măng để tạm ương nuôi, ông thả cá trong dung dịch nước muối từ 2 - 3% trong vòng 5 - 6 phút để sát trùng, diệt khuẩn... Thời gian đầu, ông cho cá ăn theo lượng thức ăn bằng 7% trọng lượng thân và sau đó tăng dần, cho ăn 3 lần/ngày.
Song song với việc ương nuôi trong bể, ông cải tạo ao đất bằng cách tát cạn, phơi nắng 3 ngày, sau đó bón vôi từ 7 kg - 10 kg/ 100 m2, cấp nước và pha màu cho nước bằng 100 kg phân chuồng/1.000 m2. Sau 1 tháng ương nuôi trong bể xi măng, ông đưa số cá còn lại khoảng 18.000 con có kích cỡ từ 10 - 12 cm, tương đương 15 - 17 gram/ con ra ao đất rộng 4.000 m2 , sâu từ 1,5 đến 3 mét, với mật độ khoảng 4 con/m2.
Giai đoạn này cá đã lớn, ông cho cá ăn khoảng 3% trọng lượng thân và cho ăn loại thức ăn viên công nghiệp như Savefeed 7932, thức ăn tự chế biến. Cứ 10 ngày ông kiểm tra “sức khỏe” của cá, độ sạch của nước ra vào để xử lý kịp thời.
Trọng lượng cá bình quân sau gần 4 tháng nuôi đạt từ 0,5 đến 0,8 kg/con. Ông Cổ tạm tính, giá thành mỗi ký cá khoảng 10.000 đồng, nếu nuôi 8 tháng xuất bán với giá 14.000 đồng/kg thì lãi mỗi kg cá là 4.000 đồng.
Dự kiến khi thu hoạch khoảng trên 10 tấn cá, tương đương với 140 triệu đồng, trừ chi phí, còn lãi 40 triệu (8 tháng nuôi), trung bình mỗi tháng lãi 5 triệu đồng - một con số mơ ước và hấp dẫn đối với nông dân. Hiện nay, cá tra, ba sa (thịt) phải nhập từ TP.HCM về Đà Nẵng.
Đây là mô hình nuôi cá tra đầu tiên và quy mô nhất tại TP. Đà Nẵng. Tuy còn trong giai đoạn thể nghiệm, nhưng có thể mở ra một hướng mới trong việc đưa giống cá nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long “di thực” về miền Trung. Tuy nhiên cái khó nhất hiện nay vẫn là vốn và con giống.
Hiện nay, con giống cá tra phải vận chuyển quá xa (TP.HCM) nên hao hụt nhiều. Đại diện Sở thủy sản nông lâm Đà Nẵng cho biết, vài năm tới, sẽ có trại sản xuất cá tra giống tại xã Hòa Khương thuộc huyện Hòa Vang.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, bắt đầu vào mùa mưa, nhiệt độ nước thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để nhiều mầm bệnh phát triển mạnh, đặc biệt là bệnh gan, thận có mủ.
Hiện nay, tỷ lệ sống khi ương cá tra từ bột lên hương thường chỉ đạt trung bình từ 10 - 15%. Tìm ra nguyên nhân và có biện pháp để nâng cao tỷ lệ sống khi ương
Sản phẩm cá tra thịt trắng rất được ưa chuộng ở các thị trường lớn như Mỹ, Nhật và EU nên kỹ thuật nuôi cá tra thịt trắng đang được các doanh nghiệp chế biến
Tỷ lệ hao hụt lớn khi ương cá tra, basa giống ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung giống cho thị trường và hiệu quả nghề nuôi cá.
Cá tra thường có tỷ lệ hao hụt rất lớn khi ương từ cá bột lên cá giống, vì vậy, người nuôi cần chuẩn bị tốt điều kiện cũng như chế độ chăm sóc đảm bảo hiệu quả