Các Biện Pháp An Toàn Sinh Học Được Khuyến Khích Trong Nuôi Cá Tra

Lựa chọn địa điểm nuôi và xử lý ao nuôi cẩn thận.
Chọn lựa con giống khoẻ, có nguồn gốc rõ ràng, được chứng nhận sạch bệnh.
Thả nuôi với mật độ vừa phải, nguồn nước phải hợp vệ sinh cho cá cũng như cho môi trường xung quanh.
Định kỳ phân loại cá và không nên nuôi cá có nhiều kích cỡ khác nhau trong cùng một ao.
Dùng thức ăn viên đã qua thử nghiệm, tránh tự chế biến thức ăn, giám sát việc cho ăn.
Loại bỏ cá chết hoặc sắp chết hoặc cá bệnh mỗi ngày một lần, tránh việc ném cá chết ra dòng nước.
Có trách nhiệm trong việc sử dụng hoá chất và thuốc thú y thuỷ sản, dùng thuốc đúng liều lượng để phòng trị bệnh cho cá sau khi đã được chẩn đoán kỹ lưỡng.
Có thể bạn quan tâm

Cá tra ăn tạp hơn nên mau lớn hơn cá basa. Nếu nuôi cá basa 8-9 tháng, chúng sẽ đạt trọng lượng trung bình lkg/con. Còn với trọng lượng đó thì chỉ cần nuôi cá tra trong vòng 6-7 tháng.

Bệnh nhiễm trùng máu hay còn gọi là bệnh đốm đỏ là một loại bệnh khá phổ biến trong các ao nuôi cá tra thâm canh. Trong trường hợp bị dịch nặng, cá có thể chết đến 80-90%. Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, trong đó chủ yếu thuộc giống Aeromonas. Vi khuẩn này có sẵn trong các môi trường nước nhưng chúng ưa sống trong những môi trường nước giàu chất hữu cơ.

Thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, da chuyển màu xám, cá tập trung gần bờ nơi có nhiều cỏ rác. Bệnh nặng, trùng ký sinh ở mang phá hủy các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, cá bơi lội lung tung không định hướng.

Trong giai đoạn cá giông thì bệnh này tỏ ra khá phổ biến. Khi mới nhiễm bệnh, thân cá cổ lớp nhớt màu hơi trắng đục, cá thường nổi ở gần mặt nước và tập trung lại nơi nước chảy. Khi bị bệnh nặng, cá lờ đờ rồi chìm xuống ao, chết trong một thời gian ngắn sau đó.

Sau mỗi vụ nuôi, chủ hộ nuôi cá tra đều phải cải tạo ao bằng biện pháp nạo vét càng nhiều càng tốt lớp bùn lắng tụ dưới đáy ao để việc bón vôi đạt hiệu quả cao.