Kỹ Thuật 3 Giảm 3 Tăng Trong Thâm Canh Cá Tra
Những tín hiệu vui về xuất khẩu thủy sản đã phần nào vực dậy nghề nuôi cá tra trầm lắng trong mấy tháng qua. Nhiều chủ hộ còn lưng đồng vốn đã khởi động cho vụ nuôi mới trong niềm hân hoan và hy vọng. Nhưng vẫn không ít nông dân rất băn khoăn là không biết nuôi như thế nào để đạt hiệu quả cao.
Về mặt kỹ thuật, xin khuyến cáo đến bà con một vài lưu ý, chúng ta cần thiết phải áp dụng kỹ thuật 3 giảm 3 tăng (3G3T) như đối với cây lúa cho quy trình nuôi cá tra xuất khẩu. Nuôi cá tra có nhiều điểm khác biệt so với trồng lúa, do vậy xin đề xuất quy trình 3G3T trong thâm canh cá tra như sau.
Thực hiện 3 giảm khi nuôi cá tra, thứ nhất là giảm mật độ thả nuôi (thả khoảng 20-25 con cá tra giống/m2 ao), thứ hai là giảm sử dụng thuốc kháng sinh (chỉ cho cá ăn thuốc kháng sinh khi thực sự cần thiết) và thứ ba là giảm xả chất thải của ao nuôi ra sông rạch.
Khi thực hiện giảm triệt để được 3 khâu trên, thì bà con sẽ thu được 3 lợi ích tăng thêm. Đó là:
- Tăng tăng mức độ trắng của thịt cá. Nhờ mật độ thả nuôi phù hợp với tập tính sống nên cá ăn mồi tốt hơn, cá lớn nhanh hơn, tăng sức đề kháng với bệnh tật, do đó chất lượng thịt cá tốt hơn.
- Tăng uy tín chất lượng sản phẩm. Ít sử dụng thuốc kháng sinh, môi trường nước cũng như cơ thể cá không có nhiều cơ hội sinh sản ra vi khuẩn kháng thuốc, do đó người nuôi không cần tăng liều sử dụng cũng như thay đổi loại kháng sinh khác mạnh hơn. Mức độ lưu tồn thuốc kháng sinh trong thịt cá sẽ giảm nhiều, cá nguyên liệu sẽ đạt được độ an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Tăng lợi nhuận. Nhờ chất lượng nước ao nuôi trong sạch nên cá đẹp bán được giá cao hơn, đồng thời với tăng lợi nhuận từ việc tiết giảm được nhiều khoản chi phí mua cá giống, mua thuốc phòng trị bệnh, thức ăn ...
Related news
Cá tra đánh bắt ngoài tự nhiên hoặc nuôi đăng quầng trong nước sông sạch thì luôn có thịt trắng, trong khi cá nuôi trong hầm, bè, nơi nước tù thì thịt cá bị vàng, chủ yếu do môi trường nước nuôi và chế độ cho ăn. Kinh nghiệm của nhiều bà con nuôi cá tra cho thấy: nếu sử dụng thức ăn xanh (rau muống), bắp, bí đỏ, cua đồng… thì thịt cá hay bị vàng.
Cá tra đã trở thành đối tượng cá nước ngọt được nuôi chủ yếu ở ĐBSCL. Sản lượng cá tra tăng nhanh từ khi nghề nuôi đã chủ động được nguồn giống và phát triển tốt thị trường xuất khẩu.
Không phải là vùng sông nước nhưng anh Bùi Văn Thơ ở ấp An Bình II, xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri đã thành công qua mô hình nuôi cá tra thương phẩm với chi phí thấp nên thu được lãi cao trong điều kiện giá cá tra luôn biến động. Mô hình này đã mở ra triển vọng mới trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập trên một đơn vị đất canh tác.
Theo như ý kiến của nhiều chuyên gia thủy sản, khi cá tra ăn mồi với lượng không ổn định, thường ăn rất trễ trong ngày và có biểu hiện hơi nhát có thể là do tầng đáy ao nuôi bị nhiễm phèn, do trời chuyển lạnh nên nhiệt độ ở tầng nước mặt bị giảm thấp và do chất vẩn hữu cơ lơ lửng trong nước quá nhiều.
Những tín hiệu vui về xuất khẩu thủy sản đã phần nào vực dậy nghề nuôi cá tra trầm lắng trong mấy tháng qua. Nhiều chủ hộ còn lưng đồng vốn đã khởi động cho vụ nuôi mới trong niềm hân hoan và hy vọng. Nhưng vẫn không ít nông dân rất băn khoăn là không biết nuôi như thế nào để đạt hiệu quả cao.