Krông Nô, Nông Dân Lại Ồ Ạt Trồng Sắn

Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Krông Nô thì vụ hè thu năm nay, địa phương chỉ có kế hoạch trồng 2.200 ha sắn, nhưng thực tế đến nay diện tích sắn tăng lên đến 3.788 ha. Diện tích sắn tăng nhanh cũng đồng nghĩa với tình trạng lấn chiếm, phá rừng diễn biến phức tạp.
Hiện nay, việc người dân đổ xô lấn, chiếm dụng đất rừng ngày càng nhiều, nhất là ở các xã lâm phần, khu bảo tồn… Qua kiểm tra, rà soát, các ngành chức năng của huyện đã phát hiện có tới trên 4.546 ha rừng và đất lâm nghiệp bị người dân lấn chiếm trái phép.
Trước tình trạng diện tích sắn trên địa bàn huyện liên tục tăng cao, theo UBND huyện Krông Nô thì địa phương đã có nhiều biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn bà con không nên trồng sắn ồ ạt, nhưng xem ra kết quả của những việc làm trên đều không như mong đợi.
Bởi trước thực tế về điều kiện sản xuất ở những khu vực nương rẫy hẻo lánh, điều kiện đi lại vận chuyển khó khăn và sự thích ứng của loại cây trồng “dễ tính” này nên để làm thay đổi cách nghĩ của người trồng sắn hiện nay là vấn đề rất nan giải.
Do đó, để kìm hãm việc tăng diện tích sắn, các cấp, ngành chức năng của huyện cần phải vào cuộc quyết liệt hơn và có sự phối hợp chặt chẽ với đơn vị chuyên môn ngăn chặn triệt để nạn phá rừng làm nương rẫy, tích cực giới thiệu, hỗ trợ người dân áp dụng hiệu quả các loại giống cây trồng mới như lúa, ngô, đậu đỗ… cho năng suất, chất lượng cao, để canh tác ổn định, hợp lý trên đồng đất của mình nhằm từng bước đưa cây sắn phát triển ổn định theo quy hoạch của địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Hiện mỗi ngày anh Pho xuất bán ra chợ khoảng 300kg giá đỗ, với giá bán 8.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi gần 2 triệu đồng. Mỗi bi cho ra thành phẩm từ 30 – 35kg, chi phí đầu tư gần 150.000 đồng/bi, thời gian từ khi trồng đến thu hoạch gần 6 ngày.

Tại cuộc họp Văn phòng Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương diễn ra sáng nay, thống kê từ các tỉnh cho thấy, chưa ghi nhận thiệt hại về người, gần 1 nghìn ha lúa mùa gẫy đổ, một số tỉnh, thành xảy ra ngập úng trên diện rộng, một số tàu thuyền lồng bè nuôi trồng thủy sản thiệt hại khi bão số 3 đổ bộ vào bờ.

Tổng hợp nhanh từ các địa phương, đến 11.9, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và trung du miền núi phía Bắc lúa đã trỗ được 850.000/985.000ha gieo cấy, diện tích còn lại sẽ trỗ kết thúc trước 20.9, nhiều diện tích mùa sớm đã và đang thu hoạch.

Ngày 16-9, đồng chí Hoàng Công Thủy - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra Công trình xây dựng Trung tâm giống vật nuôi ở huyện Cẩm Khê và làm việc với Trung tâm giống Vật nuôi, Chi cục Thủy sản về tình hình sản xuất, cung ứng giống gia súc, gia cầm, thủy sản.

Họ rong ruổi theo bầy vịt từ chân ruộng cạn đến xứ đồng sâu. Đêm, họ lại ngủ ngoài đồng để xua đuổi bầy chó hoang và phòng ngừa kẻ gian trộm vịt. Nhưng điều lo lắng nhất với họ là dịch bệnh khiến cho vịt chết hàng loạt, mất trắng vài chục đến hàng trăm triệu đồng.