Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Mô Hình Vỗ Béo Bò Thịt Tại Tỉnh Vĩnh Phúc

Hiệu Quả Mô Hình Vỗ Béo Bò Thịt Tại Tỉnh Vĩnh Phúc
Ngày đăng: 02/12/2014

Dự án “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò trong nông hộ” do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì, phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Vĩnh Phúc triển khai với mục tiêu áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, đổi mới quy trình công nghệ nhằm chuyển từ chăn nuôi bò quảng canh, tận dụng, phân tán sang chăn nuôi thâm canh tạo hàng hoá, tăng năng suất và chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo việc làm và cải thiện đời sống cho người dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và bảo vệ môi trường.

Năm 2014, tại tỉnh Vĩnh Phúc, Dự án xây dựng mô hình trình diễn với quy mô 160 con bò, 130 lượt nông dân được tập huấn kỹ thuật. Sau khi được tham gia tập huấn các hộ đã biết áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế chăn nuôi tại gia đình như: Cách tẩy nội, ngoại ký sinh trùng, cho ăn thức ăn hỗn hợp kết hợp thức ăn thô xanh, cách trồng và ủ chua thức ăn xanh… nên đàn bò khỏe mạnh, lớn nhanh, tăng trọng bình quân 738,5 g/con/ngày, bình quân mỗi bò vỗ béo cho lãi từ 1,5 - 2 triệu đồng/con/tháng. Như vậy nuôi bò vỗ béo cho hiệu kinh tế cao hơn so với nuôi thông thường > 15%.

Đạt được những kết quả trên, ngoài sự cố gắng của bà con nông dân, chương trình dự án đã hỗ trợ thuốc tẩy ký sinh trùng, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và đặc biệt là cán bộ chỉ đạo kỹ thuật tận tình hướng dẫn trong suốt 4 tháng triển khai dự án.

Đến thăm hộ anh Trần Văn Thạch ở thôn Vạn Thắng, xã Đồng Thịnh, huyện Sông Lô, chúng tôi được tận mắt nhìn đàn bò đang trong giai đoạn vỗ béo chuẩn bị xuất bán.

Dãy chuồng được thiết kế xây dựng đơn giản nhưng khá sạch sẽ, thoáng mát và có bể biogas để xử lý chất thải. Trước đây, anh chỉ nuôi 1 - 2 con chăn thả lúc nông nhàn, nhưng từ khi tham gia dự án, được tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật nên anh quyết định đầu tư mở rộng quy mô. Hiện nay, anh duy trì nuôi từ 6 - 8 con bò.

Anh thường mua bò lai F1 hoặc F2 để nuôi vỗ béo. Tại thời điểm này giá mua một con bò là 23 triệu đồng, sau 3 tháng nuôi vỗ béo sẽ bán được trung bình 30 triệu đồng/con, cá biệt có con bán được 35 - 40 triệu đồng, trừ chi phí, thu lãi 3 triệu đồng/con. Anh Thạch cho rằng, vốn đầu tư nuôi bò lớn nhưng ít rủi ro, lãi cao hơn nhiều vật nuôi khác.

Nuôi nhốt như hiện nay, chỉ cần một người vẫn chăm sóc được khoảng 20 con bò mà vẫn dư thời gian để làm việc khác. Kỹ thuật nuôi đơn giản và phù hợp với hầu hết các hộ chăn nuôi. Ngoài cám, các phụ phẩm sẵn có như ngô, đỗ, cỏ, rơm được tận dụng làm thức ăn cho bò nên vừa giảm chi phí lại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa là một ngành chịu nhiều yếu tố rủi ro (thiên tai, dịch bệnh, thị trường...), nhưng những kết quả đạt được của Dự án “Xây dựng mô hình cải tạo chất lượng đàn bò địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và vỗ béo bò trong nông hộ” tại Vĩnh Phúc đã khẳng định chăn nuôi là nghề đem lại lợi nhuận cho người dân, mang lại giá trị kinh tế - xã hội lớn nếu biết tổ chức sản xuất tốt, nắm bắt được tâm lý của người chăn nuôi và nhu cầu thị trường.

Hi vọng, từ kết quả của Dự án, ngành chăn nuôi nói chung và của những địa phương được triển khai nói riêng sẽ đạt được nhiều thành công mới trong thời gian tới.

Nguồn bài viết: http://www.khuyennongvn.gov.vn/vi-VN/hieu-qua-mo-hinh-vo-beo-bo-thit-tai-tinh-vinh-phuc_t114c2n11080


Có thể bạn quan tâm

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lợn Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Lợn

Với bản tính siêng năng, dám nghĩ, dám làm, chị Poòng Thị Luyến, khối 13, thị trấn Mường Chà (huyện Mường Chà) đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi lợn.

18/08/2014
Hơn 75ha Lúa Mùa Bị Ngập Úng Hơn 75ha Lúa Mùa Bị Ngập Úng

Trận mưa lớn trên địa bàn huyện Tủa Chùa kéo dài từ ngày 13 - 14/8 gây ngập úng hơn 75ha lúa mùa tại các xã: Mường Báng, Mường Đun, Tủa Thàng, Xá Nhè. Mưa lũ làm 80m kênh của công trình thủy lợi xã Tủa Thàng bị nước cuốn trôi; một số điểm tuyến đường Mường Báng - Xá Nhè bị ách tắc cục bộ. Ngay sau khi xảy ra mưa lũ, huyện Tủa Chùa chỉ đạo đơn vị chức năng cử cán bộ kịp thời xuống địa bàn kiểm tra, thống kê thiệt hại, động viên nhân dân ổn định sản xuất; đảm bảo giao thông trên các tuyến bị ách tắc cục bộ. Ước tính, từ đầu tháng 8 tới nay, mưa lớn trên địa bàn huyện Tủa Chùa gây thiệt hại hơn 993 triệu đồng.

18/08/2014
Trụ Tiêu “Sống”lợi Nhiều Mặt Trụ Tiêu “Sống”lợi Nhiều Mặt

Trước đây, ở Tây Nguyên, cây hồ tiêu được người trồng trên các loại trụ “chết” như gỗ hoặc gạch, bê tông... Thời gian gần đây, nông dân đang chuyển dần sang các loại trụ “sống” như keo dậu, lồng mức, muồng đen…

18/08/2014
Gà Đồi Yên Thế Trượt Dốc! Gà Đồi Yên Thế Trượt Dốc!

Một vùa vải bội thu là niềm vui lớn với người dân các vùng trồng vải ở Lục Ngạn. Ngược lại “180 độ”, người dân vùng Yên Thế đang phải than ngắn, thở dài với những đàn “gà đồi Yên Thê”- thương hiệu mà cả chính quyền và nông dân cố công gây dựng mấy năm qua với nhiều kỳ vọng.

18/08/2014
Nông Dân Nhiều Địa Phương Lại Chặt Bỏ Cây Cao Su Tiểu Điền Nông Dân Nhiều Địa Phương Lại Chặt Bỏ Cây Cao Su Tiểu Điền

Thời gian gần đây do giá cao su trên thị trường giảm thấp, cùng với một số nguyên nhân khác khiến nông dân nhiều địa phương trong tỉnh đã chặt bỏ cây cao su, chủ yếu là cao su tiểu điền chuyển sang trồng các loại cây khác.

18/08/2014