Số Hộ Trồng Nấm Ở Huyện Tiên Lãng Giảm Mạnh

Đến trung tuần tháng 10 năm 2014, các địa phương trong huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) đưa 276 tấn nguyên liệu vào sản xuất nấm sò, nấm rơm.
So với cùng kỳ năm 2013, số hộ sản xuất nấm rơm, nấm sò trên địa bàn huyện giảm nhiều. Đến nay, toàn huyện mới có hơn 30 hộ đưa nguyên liệu vào sản xuất nấm, trong đó 20 hộ sản xuất nấm sò, 12 hộ sản xuất nấm rơm. Các xã có số hộ sản xuất nấm nhiều gồm: Đoàn Lập, Quang Phục, Bạch Đằng, Kiến Thiết.
Nguyên nhân do nguồn giống nấm cung ứng tới hộ sản xuất chưa kịp thời, thường xuyên bị thiếu, nhỡ. Thêm vào đó, sản xuất nấm mất nhiều công lao động, đầu tư lán trại khá tốn kém, trong khi hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Nhiều hộ nhận nguồn kinh phí hỗ trợ của UBND huyện tổ chức sản xuất một vài vụ sau đó dừng sản xuất.
Đến nay, trên địa bàn huyện nhiều lán trại được đầu tư nay bỏ hoang không đưa nguyên liệu vào sản xuất tiếp. Đề án phát triển sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu giai đoạn 2008 - 2013 của huyện không đạt mục tiêu đề ra.
Có thể bạn quan tâm

Về làng biển Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nghe xôn xao chuyện nuôi tôm trên cát. 3 năm nay nhiều nơi mất mùa, riêng người nuôi tôm ở đây thu nhập đều tiền tỷ nhờ anh Lê Văn Dương hỗ trợ kỹ thuật. Tôi gặp Dương, anh cười bẽn lẽn: “Có chi mô, nhờ nhân hòa, địa lợi thôi”.

Đó là lý do chị Nguyễn Thị Kim Loan (Út Loan) ở ấp Long Thạnh 2, xã Long Hoà, huyện Phú Tân, An Giang quyết tâm giữ nghề gia truyền nuôi cá basa.

Chuyện làm thay đổi nếp nghĩ của bà con người Mông ở xã Xá Nhè (Tủa Chùa, Điện Biên) của ông Trưởng họ Lò A Sử: khoét núi, đào ao thả cá và cai nghiện thành công cho nhiều người trong dòng họ.

Cũng vào thời điểm này, diện tích tôm nuôi quảng canh cải tiến đã tăng 366 ha so với cuối năm 2013. Đây là những dấu hiệu đáng mừng cho thấy vấn đề sản xuất tôm ở Cà Mau đang có dấu hiệu tiến triển tốt ngay từ đầu năm 2014.

Những ngày đầu năm mới, ngư dân vùng biển xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam hết sức hồ hởi bởi trúng đậm “lộc” tôm nhí (tôm hùm con).