Cà Chua Đà Lạt Tại Big C Hải Phòng Chỉ Có 3900 Đồng/kg
Trước thực trạng cà chua khu vực Đà Lạt, Lâm Đồng được mùa rớt giá, có thời điểm giá thu mua cà chua xuống thấp, giá bán ra không đủ để bà con nông dân trang trải chi phí thu hoạch, dẫn đến tình trạng trái cây chín rụng cả gốc, nông dân thua lỗ nặng, hệ thống siêu thị Big C tích cực hỗ trợ tiêu thụ 150 tấn cà chua, đồng thời, tìm giải pháp quảng bá, tăng đầu ra cho bà con nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng.
Cụ thể, 28 siêu thị Big C trên toàn quốc đã thu mua cà chua cho bà con nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng với mức giá hợp lý (cao hơn mức giá thị trường), bán ra bằng giá vốn cho mặt hàng cà chua tại khu vực miền Nam và chấp nhận bù lỗ chi phí vận chuyển cho khu vực miền Bắc và miền Trung nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua hàng.
Nhờ vậy, sản lượng tiêu thụ cà chua của Big C được nâng lên, tăng gấp 5 - 6 lần so với trước. Ngoài ra, siêu thị cũng tăng cường tuyên truyền quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng và tại siêu thị nhằm khuyến khích người tiêu dùng toàn quốc chung tay hỗ trợ bà con nông dân Đà Lạt, Lâm Đồng.
Theo lãnh đạo Big C Hải Phòng, tham gia chương trình này , từ 27 – 10 đến 1 - 11, tại Big C Hải Phòng, giá cà chua Đà Lạt chỉ có 3900 đồng/ kg. Big C kỳ vọng với mức giá này, người tiêu dùng có thể chung tay hỗ trợ cho nông dân Đà Lạt bằng hành động tiêu dùng thiết thực, đồng thời cũng là một mức giá ưu đãi, giảm hơn nhiều so với giá cà chua ngoài thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Phòng kinh tế hạ tầng phối hợp Trạm khuyến nông huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cua biển bằng nguồn giống sinh sản nhân tạo cho 30 nông dân ở xã Lịch Hội Thượng.
Sử dụng xung điện và chất nổ, chất độc để khai thác thủy sản là hành động hủy diệt nguồn lợi thủy sản, phá hủy sinh cảnh và gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản, vi phạm nghiêm trọng Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành trong cả nước đã ban hành nhiều văn bản quy định nghiêm cấm các hành vi nói trên.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 nhà máy chế biến cá tra, hàng chục thương lái trong và ngoài tỉnh thu mua cá đồng. Thế nhưng, thay vì sử dụng nguồn thủy sản nguyên liệu của người dân Hậu Giang thì các doanh nghiệp, cũng như thương lái thường chọn mua sản phẩm từ các tỉnh khác.
Thị trường nội địa với hơn 90 triệu dân, nhu cầu tiêu dùng thủy sản ngày càng tăng cao, kèm theo đó là sự phát triển của ngành công nghiệp bán lẻ… là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp thủy sản tăng doanh số bán hàng.
Để xây dựng và hoàn thiện chuỗi ngành hàng vịt, các chuyên gia đầu ngành đã đề xuất nhiều sáng kiến hay để phát triển ngành hàng, trong đó ý tưởng xây dựng thương hiệu “Vịt Đồng Tháp” được đánh giá là táo bạo, thu hút được sự quan tâm từ dư luận.