Kinh nghiệm nuôi cá tra sạch, giảm giá thành

Vì vậy việc áp dụng quy trình nuôi cá tra sạch sử dụng chế phẩm sinh học nhằm giảm chi phí đầu tư, cá đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đang là vấn đề quan tâm của nhiều người nuôi.
Dưới đây là vài kinh nghiệm từ thực tế:
Trước khi thả giống 10 – 15 ngày, tiến hành cải tạo ao, loại bỏ bùn đáy ao, rải vôi.
Xử lý nước bằng hóa chất trước khi nhập giống 1 – 2 ngày.
Sau khi đem giống về thì 2 ngày đầu không cho cá ăn, sau đó cho ăn thức ăn viên có trộn vitamin C và men tiêu hóa (trộn theo liều lượng ghi trên bao bì) cá tiêu hóa tốt sẽ giảm hao hụt bước đầu.
Tháng đầu cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên; tháng kế tiếp cho cá ăn bằng thức ăn tự chế với tỷ lệ 4/6 (cám 40%, cá tạp 60%) và các tháng tiếp theo thay đổi tỷ lệ là 5/5 (50% cá + 50% cám); các tháng cuối cho ăn thức ăn công nghiệp.
Trong quá trình nuôi vẫn định kỳ trộn vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn.
Thường xuyên theo dõi môi trường, sức ăn của cá, tùy lượng thức ăn cá mà kéo dài hay rút ngắn thời gian hút bùn đáy, khoảng 3 tháng hút loại bỏ bùn đáy ao một lần và xử lý nước bằng vi sinh.
Chú ý khi cá rộ lên, xem lại nguồn nước có dơ không thì bơm nước mới, hoặc chưa xử lý thì phải xử lý bằng chế phẩm vi sinh.
Chú ý nơi cung cấp thức ăn, thuốc phải uy tín.
Lưu ý: Vào mùa nước lũ về cá hay bị sán ký sinh, lúc này nên sử dụng hóa chất xử lý nước và trộn thuốc vào thức ăn cho cá ăn liên tục 2 – 3 ngày thì hiệu quả diệt sán rất cao.
Sau khi xử lý ký sinh trùng, khoảng 2 – 3 ngày sau xử lý lại bằng chế phẩm sinh học.
Với cách xử lý này, nước trong ao nuôi luôn tốt, không có mùi hôi, cá ăn mạnh và kéo dài được thời gian bơm nước.
Khi xác định đàn cá nuôi bệnh do vi khuẩn, tiến hành mổ cá chết kiểm tra nội tạng, nếu thấy có chất dịch hoặc dấu hiệu ở gan thận thì mới sử dụng kháng sinh để trị.
Việc sử dụng các chế phẩm sinh học kéo dài thời gian thay nước, chất lượng cá đạt tiêu chuẩn cá xuất khẩu, giảm nhiều chi phí hơn sử dụng hóa chất, kháng sinh.
Nếu không xử lý vi sinh phải bơm cấp nước thường xuyên, tốn chi phí xử lý nước thải.
Về lâu dài, nguồn nước thải ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Chí phi thuốc thú y thủy sản trong chăn nuôi cá tra chiếm 3 - 5% giá thành. Tuy nhiên việc dùng thuốc như thế nào để đạt hiệu quả kinh tế, kỹ thuật cao thì người nuôi chưa quan tâm đúng mức. Trong khi đó, thị trường thuốc thú y thủy sản đang rất phức tạp bởi tính đa dạng cũng như tính pháp lý của nó còn nhiều bất cập.

Bệnh thường xuất hiện vào mùa khô (tháng 3-6) và có thể kéo dài đến tháng 10. Cá bị xuất hiện đốm đỏ trên thân cá. Tỉ lệ chết có thể lên đến 80%.

Cá tra đánh bắt ngoài tự nhiên hoặc nuôi đăng quầng trong nước sông sạch thì luôn có thịt trắng, trong khi cá nuôi trong hầm, bè, nơi nước tù thì thịt cá bị vàng, chủ yếu do môi trường nước nuôi và chế độ cho ăn. Kinh nghiệm của nhiều bà con nuôi cá tra cho thấy: nếu sử dụng thức ăn xanh (rau muống), bắp, bí đỏ, cua đồng… thì thịt cá hay bị vàng.

Cá tra đã trở thành đối tượng cá nước ngọt được nuôi chủ yếu ở ĐBSCL. Sản lượng cá tra tăng nhanh từ khi nghề nuôi đã chủ động được nguồn giống và phát triển tốt thị trường xuất khẩu.

Không phải là vùng sông nước nhưng anh Bùi Văn Thơ ở ấp An Bình II, xã An Hòa Tây, huyện Ba Tri đã thành công qua mô hình nuôi cá tra thương phẩm với chi phí thấp nên thu được lãi cao trong điều kiện giá cá tra luôn biến động. Mô hình này đã mở ra triển vọng mới trong chuyển đổi cơ cấu vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng thu nhập trên một đơn vị đất canh tác.