Kinh nghiệm nuôi cá tra sạch, giảm giá thành
Vì vậy việc áp dụng quy trình nuôi cá tra sạch sử dụng chế phẩm sinh học nhằm giảm chi phí đầu tư, cá đạt tiêu chuẩn xuất khẩu đang là vấn đề quan tâm của nhiều người nuôi.
Dưới đây là vài kinh nghiệm từ thực tế:
Trước khi thả giống 10 – 15 ngày, tiến hành cải tạo ao, loại bỏ bùn đáy ao, rải vôi.
Xử lý nước bằng hóa chất trước khi nhập giống 1 – 2 ngày.
Sau khi đem giống về thì 2 ngày đầu không cho cá ăn, sau đó cho ăn thức ăn viên có trộn vitamin C và men tiêu hóa (trộn theo liều lượng ghi trên bao bì) cá tiêu hóa tốt sẽ giảm hao hụt bước đầu.
Tháng đầu cá ăn hoàn toàn bằng thức ăn viên; tháng kế tiếp cho cá ăn bằng thức ăn tự chế với tỷ lệ 4/6 (cám 40%, cá tạp 60%) và các tháng tiếp theo thay đổi tỷ lệ là 5/5 (50% cá + 50% cám); các tháng cuối cho ăn thức ăn công nghiệp.
Trong quá trình nuôi vẫn định kỳ trộn vitamin C và men tiêu hóa vào thức ăn.
Thường xuyên theo dõi môi trường, sức ăn của cá, tùy lượng thức ăn cá mà kéo dài hay rút ngắn thời gian hút bùn đáy, khoảng 3 tháng hút loại bỏ bùn đáy ao một lần và xử lý nước bằng vi sinh.
Chú ý khi cá rộ lên, xem lại nguồn nước có dơ không thì bơm nước mới, hoặc chưa xử lý thì phải xử lý bằng chế phẩm vi sinh.
Chú ý nơi cung cấp thức ăn, thuốc phải uy tín.
Lưu ý: Vào mùa nước lũ về cá hay bị sán ký sinh, lúc này nên sử dụng hóa chất xử lý nước và trộn thuốc vào thức ăn cho cá ăn liên tục 2 – 3 ngày thì hiệu quả diệt sán rất cao.
Sau khi xử lý ký sinh trùng, khoảng 2 – 3 ngày sau xử lý lại bằng chế phẩm sinh học.
Với cách xử lý này, nước trong ao nuôi luôn tốt, không có mùi hôi, cá ăn mạnh và kéo dài được thời gian bơm nước.
Khi xác định đàn cá nuôi bệnh do vi khuẩn, tiến hành mổ cá chết kiểm tra nội tạng, nếu thấy có chất dịch hoặc dấu hiệu ở gan thận thì mới sử dụng kháng sinh để trị.
Việc sử dụng các chế phẩm sinh học kéo dài thời gian thay nước, chất lượng cá đạt tiêu chuẩn cá xuất khẩu, giảm nhiều chi phí hơn sử dụng hóa chất, kháng sinh.
Nếu không xử lý vi sinh phải bơm cấp nước thường xuyên, tốn chi phí xử lý nước thải.
Về lâu dài, nguồn nước thải ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.
Related news
Cá tra làmặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ nội địa quan trọng của ngành thủy sản ĐBSCL. Để cải thiện chất lượng cá tra nuôi hầm, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, KS. Nguyễn Thị Ngọc Hà (Trung tâm Khuyến Nông tỉnh An Giang) đã thử nghiệm thành công quy trình nuôi cá tra sạch bằng cách sử dụng các chế phẩm vi sinh.
Có không ít người nuôi gặp nhiều khó khăn trong việc chọn lựa sản phẩm cũng như quy trình sử dụng. Điều đáng nói là chất lượng thuốc, nó gây không ít thiệt hại cho người nuôi cũng như môi trường chăn nuôi.
Một trở ngại thường gặp trong nuôi cá tra ao thâm canh (Pangasianodon hypophthalmus) là da và thịt cá có thể có màu vàng. Vấn đề liên quan đến thịt vàng trên cá tra rất được các nhà khoa học và người nuôi cá quan tâm, bởi vì cá tra thịt vàng không được các nhà máy chế biến ưa chuộng, do đó khó tiêu thụ. Giá cá tra thịt vàng giảm từ 10 - 20% so với cá tra thịt trắng...
ĐBSCL có hơn một nửa số tỉnh nuôi cá tra, basa bè. Kinh nghiệm nuôi cá bè của nông dân đã trở thành một nghề hoàn chỉnh và vững chắc. Tuy nhiên, sản phẩm cá tra, basa nuôi theo phương pháp sạch đang ngày càng được thị trường ưa chuộng và cần được nông dân áp dụng.
Trong thời gian gần đây, hầu như tất cả các vùng nuôi cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long đều đã xuất hiện những loại bệnh phổ biến như xuất huyết, bệnh gan-thận mủ, bệnh gạo, trắng mang, trắng gan đã gây tổn thất rất lớn cho nghề nuôi. Có những vùng nuôi tỷ lệ cá tra nhiễm bệnh gần như tới 100%. Nguyên nhân cá nhiễm bệnh thì có nhiều như do cá bị nhiễm khuẩn hoặc bị các loài ký sinh trùng giáp xác ký sinh và nấm gây hại; do chế độ dinh dưỡng cho cá không cân đối…. khi gặp chất lượng nước ao không tốt hoặc vùng nuôi bị ô nhiễm sẽ thuận lợi gây bệnh và lây lan thành dịch bệnh, đặc biệt là chất lượng cá tra giống đã và đang có xu hướng giảm rất nhiều so với trước đây do thoái hóa.