Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hoà Bình Bảo Tồn Giống Lợn Bản Địa

Hoà Bình Bảo Tồn Giống Lợn Bản Địa
Ngày đăng: 16/06/2014

Lợn bản địa là giống thuần chủng được các dân tộc Mường, Dao trong tỉnh Hoà Bình chăn nuôi đã từ lâu đời. Đặc điểm của giống lợn này có lông dày - xù, tai nhỏ, chân nhỏ, mõm dài - thon gọn, khả năng tăng trọng và sinh sản thấp, khối lượng cơ thể nhỏ, thời gian nuôi kéo dài, chịu được kham khổ, chống chịu được thời tiết khí hậu thay đổi bất thường, đặc biệt là chất lượng thịt thơm ngon, dễ chế biến, được nhiều người ưa chuộng, đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm chất lượng cao cho thị trường trong và ngoài tỉnh.

Theo đồng chí Phạm Vinh Xương, Chi cục phó Chi cục Thú y: Cũng như các giống lợn bản địa khác, lợn bản địa Hòa Bình đang trong tình trạng báo động về quản lý con giống, chất lượng giống cận huyết, đồng huyết do lợn tự phối giống lẫn nhau trong cùng bầy đàn. Số lượng lợn bản địa thuần bị giảm đi nghiêm trọng và có nguy cơ mất giống do sự lai tạp giao thoa với các giống lợn khác.

Thêm vào đó là những báo động về dịch bệnh đe dọa và phương thức nuôi lạc hậu, không có sự kiểm soát. Tuy rằng nhiều xã vùng sâu, xa, cao của tỉnh vẫn còn bảo tồn giống lợn bản địa nhưng việc nuôi chỉ mang tính tự cung, tự cấp. Vấn đề xây dựng và giữ thương hiệu vẫn chưa được quan tâm để phát triển sản xuất một cách bền vững, hiệu quả.

Với số lượng thống kê ước gần 30.000 con, lợn bản địa phân bố chủ yếu ở các xã vùng cao của 11 huyện, thành phố, nhiều nhất ở huyện Đà Bắc với 14.350 con, Cao Phong có 7.140 con chủ yếu tại xã Yên Thượng, Yên Lập, Thung Nai, Nam Phong, Dũng Phong, Xuân Phong; Kim Bôi 2.245 con tập trung ở xã Đú Sáng, Bình Sơn, Bắc Sơn, Hạ Bì. Vài năm gần đây trong tỉnh xuất hiện những hộ, nuôi lợn bản địa quy mô nhỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Không ít hộ đã chuyển từ nuôi lợn lai sang nuôi lợn bản địa, từ phương thức nhỏ sang phương thức lớn để cung cấp nhiều sản phẩm cho thị trường. Một số xã Cao Sơn (Đà Bắc) đã đưa chăn nuôi lợn bản địa vào Nghị quyết trong kế hoạch phát triển kinh tế của xã, coi đây là mũi nhọn đột phá trong phát triển kinh tế.

Bằng hướng đi này đã tận dụng được thế mạnh về giống, đất đai vườn đồi rộng và cách nuôi phù hợp với người dân. Từ đó xuất hiện và hình thành nhiều gia trại chăn nuôi lợn bản địa thả rông có sự quản lý đem lại thu nhập cao như hộ anh Khương Đức Thụ ở xóm Sèo, xã Cao Sơn, Trần Viết Ngân ở xóm Chu, xã Trung Minh (thành phố Hòa Bình)…

Có một thực tế là tập quán thả rông là phương thức chăn nuôi truyền thống đối với giống lợn bản địa tạo cho chúng khả năng tự kiếm thức ăn, tự đấu tranh sinh tồn với cuộc sống hàng ngày. Các biện pháp kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, thú y, phòng - chống dịch bệnh chưa được chú ý nhiều, đặc biệt đối với vùng sâu, xa. Do đó, năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi của giống lợn này chưa ổn định.

Nhằm bảo tồn, tiến tới khai thác, phát triển giống lợn bản địa Hòa Bình, Viện Chăn nuôi (Bộ NN & PTNT), tổ chức Jica Nhật Bản đang phối hợp với ngành NN & PTNT tỉnh ta xúc tiến xây dựng và triển khai dự án Thành lập ngân hàng gen đông lạnh cho các giống lợn bản địa của tỉnh Hòa Bình nói riêng và của Việt Nam nói chung nhằm phát triển hệ thống chăn nuôi lợn bền vững bảo vệ đa dạng sinh học. Dự án hướng tới các mục tiêu hỗ trợ cụ thể, trong đó có hỗ trợ kỹ thuật, thức ăn, hỗ trợ quảng bá thương hiệu sản phẩm hàng hóa.

Hy vọng rằng trong tương lai gần, dự án được tổ chức, thực hiện tại tỉnh sẽ góp phần bảo tồn giống lợn bản địa tại địa phương, phát huy những ưu điểm, khắc phục nhược điểm và nâng cao chất lượng của giống, khai thác có hiệu quả cung cấp sản phẩm sạch, có chất lượng cao cho thị trường trong, ngoài nước.

Đồng thời giúp định hướng phát triển, xây dựng thương hiệu cho giống lợn bản địa Hòa Bình. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đang nghiên cứu tìm ra các PERV tồn tại trong nguồn gen giống lợn bản địa nuôi dân dã của tỉnh. Đây là một dạng tế bào gốc để cấy ghép thay thế một số bộ phận của con người trong tương lai.


Có thể bạn quan tâm

Se Duyên” Cho Sản Phẩm Heo Sạch Se Duyên” Cho Sản Phẩm Heo Sạch

Theo đại diện Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng đàn heo của tỉnh khoảng 261.000 con, trong đó, tập trung nhiều tại 2 huyện Châu Thành, Tân Trụ. Đặc biệt, có 4 huyện nông dân chăn nuôi theo tiêu chuẩn VIETGAP theo chương trình hỗ trợ của dự án Lifsap với 200 hộ tham gia thường xuyên nuôi từ 20.000-22.000 con heo.

25/06/2014
Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Theo Hướng Tích Cực Chuyển Đổi Cơ Cấu Cây Trồng Theo Hướng Tích Cực

Chỉ tay về tuyến kênh thủy lợi dài trên 800m được nạo vét trong năm 2014, ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng ấp Mỹ Hiệp, xã Hòa Mỹ, cho biết: “Nơi đây vốn là vùng đất trũng, nhiều phèn, mấy chục năm nay việc canh tác của nông dân gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự lên xuống của con nước. Tuy nhiên, từ khi có tuyến kênh thủy lợi này, nông dân trong ấp rất chủ động trong sản xuất”.

27/11/2014
Trăn Trở Với Cây Khóm Trăn Trở Với Cây Khóm

Là một trong những nông sản chủ lực của Hậu Giang, thế nhưng thời gian qua đầu ra của trái khóm còn khá bấp bênh, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở nội địa. Vì vậy, mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, sản lượng cung cấp cho thị trường rất lớn, khó tiêu thụ, giá cả sụt giảm, khiến cho hiệu quả kinh tế không cao.

25/06/2014
“Phù Thủy” Trồng Mai Ghép Ra Tiền Tỷ “Phù Thủy” Trồng Mai Ghép Ra Tiền Tỷ

Những năm gần đây, do thị trường tiêu thụ khó khăn nên nhiều nhà vườn tại TP.HCM đã chuyển từ trồng mai sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Nhưng với Mã Văn Phương (khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) lại khác, anh quyết bám nghề, và được mệnh danh là “phù thủy” trồng mai ghép.

27/11/2014
Ba Ba “Cõng” Tiền Tỷ Ba Ba “Cõng” Tiền Tỷ

Từ sự năng động, mạnh dạn cùng quyết tâm làm giàu, vợ chồng anh Nguyễn Công Minh và chị Hà Thị Hải ở thôn Nghĩa Xuân, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã xây dựng thành công mô hình trang trại nuôi thủy sản, đem lại doanh thu mỗi năm từ vài trăm triệu đến một tỷ đồng.

25/06/2014