Kinh Nghiệm Chọn Con Giống Tôm Càng Xanh Chất Lượng Cao
Chất lượng tôm giống là yếu tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tỷ lệ hao hụt, năng suất và hiệu quả kinh tế của các mô hình nuôi tôm càng xanh. Nếu con giống tôm càng xanh kém chất lượng như: Kích cỡ không đều, bơi lội yếu, bị xây sát hoặc gãy chân do đánh bắt, thân có màu trắng đục hoặc có nhiều mầm bệnh, vỏ mềm do mới lột xác... sẽ dẫn đến tỷ lệ hao hụt rất cao ngay từ khi vận chuyển đến địa điểm thả nuôi và sẽ cho năng suất khi thu hoạch kém, mặc dù các yếu tố khác như: Môi trường nước, thức ăn, phòng bệnh... đều thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.
Các phương pháp chọn tôm giống như sau:
1. Chọn tôm đều cỡ:
Tôm giống phải có chiều dài tương đối đều nhau, tiêu chuẩn tôm giống phải có chiều dài 3 – 5cm (trong trường hợp chọn từ tôm Post thì tôm Post phải được nuôi dưỡng trong môi trường nước ngọt hoàn toàn, không có tôm bơi ngửa và chiều dài từ 1 –2cm).
Trong trường hợp trong đàn tôm giống chọn nuôi có một ít tôm lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với chiều dài bình quân của số lượng đàn tôm dự tính chọn nuôi thì số lượng tôm có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn không quá 10%.
2. Chọn tôm khỏe
Bắt một ít tôm giống (khoảng 80 – 100 con) cho vào một cái chậu có nước cao 7 – 10cm, dùng tay quay tròn nước trong chậu. Tôm khỏe sẽ bơi ngược dòng nước, đuôi xòe ra hoặc bám vào thành và đáy thau. Tôm yếu sẽ bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở lại giữa chậu. Đàn tôm dự tính được nuôi được coi là tôm khỏe khi số lượng tôm bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở giữa chậu chiếm ít hơn 5% trên số lượng tôm kiểm tra.
Hoặc bà con có thể bắt một ít tôm như trên thả vào dung dịch có pha Formol với nồng độ 100ppm (pha 1ml Formol trong 10 lít nước sạch) sau 2 giờ số lượng tôm chết ít hơn 5% trên tổng số tôm kiểm tra thì chứng tỏ đàn tôm nuôi là khỏe mạnh.
Mặt khác cần chú ý một số yếu tố để chọn tôm khỏe như:– Tôm khỏe phải không bị dị hình, còn đủ chân, càng, râu.
– Tôm khỏe lúc nào đôi râu cũng xếp song song nhau, tôm yếu đôi râu mở hình chữ V.– Tôm khỏe thì dạ dày (nằm phía trên đầu) có chứa thức ăn và đường ruột vẫn còn thức ăn (được biểu hiện là đường chỉ có màu nâu, liền nhau không bị đứt đoạn chạy dọc theo thân).
– Tôm khỏe thì bơi lội nhanh nhẹn và khi tắt sục khí tôm sẽ búng mình lên khỏi mặt nước. v3. Chọn tôm không bị bệnh
Tôm khỏe thân thường có màu xanh trong, phần vỏ và phần chân tôm không có những đốm nâu đen hoặc vàng xám, trên thân vỏ và phần đuôi không có chỗ bị ăn mòn hoặc khuyết sâu.
Tôm bệnh thường có màu trắng đục, mang có đốm đen, phần vỏ và chân có nhiều chấm nhỏ màu nâu đen hoặc xám vàng và bị đóng rong.
Vậy khi mua tôm giống nên chọn mua con giống từ những trại tôm hoặc cơ sở có uy tín và cung cấp con giống có chất lượng .
Có thể bạn quan tâm
Nếu tận dụng tốt mặt nước từ các mương vườn, đồng thời áp dụng một số phương pháp như cải tạo mương vườn, chọn giống, quản lý, chăm sóc tốt thì hằng năm chúng ta có một lượng tôm càng xanh thương phẩm khá lớn.
Bệnh này khá phổ biến trong quá trình nuôi tôm, tại trại ương giống tôm, bề mặt tôm con thường bị tiêm mao trùng ký sinh. Nếu nghiêm trọng bề mặt ngoài thân tôm mổi lên từng đám lông xù ra như bông, giống như trứng cá bị dính nấm nước.
Tôm càng Hồ Tây còn gọi là tôm xanh tên khoa học là Macrobrachium nippovensis phân bố rộng ở sông, suối, ao, hồ chứa, ruộng nước, kênh mương. Tuy không lớn nhưng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao. Gần đây ở Trung Quốc giá tôm này còn cao hơn tôm càng xanh. Ở Hồ Tây (Hà Nội) sản lượng đạt 30 – 40 tấn (1965).
Nơi có môi trường nước thích hợp cho sinh sông của tôm suốt thời gian nuôi (theo đặc điểm sinh thái và môi trường sống của tôm).
Dựa vào hình dạng và màu sắc để phân biệt tôm càng xanh và các loại tôm khác. Tôm càng xanh thon dài, đối xứng hai bên. Con trưởng thành thường có màu xanh dễ nhận biết, đôi khi có màu nâu nhạt.