Bệnh Gây Chết Giữa Chu Kỳ Nuôi Tôm Cang Xanh
Bệnh này thường gặp khi đã nuôi ấu trùng từ 10 - 20 ngày, khi bị bệnh ấu trùng thường chết rất nhiều, sau 2-3 ngày có thể chết hết.
Dấu hiệu: ấu trùng tôm yếu, bơi lội chậm chạp hơn bình thường, màu sắc xám nhạt (sau 10 ngày nuôi màu sắc của ấu trùng thường nâu sáng), ăn artemia ít, artemia thừa trong bể (tôm khoẻ mạnh sau 10 ngày nuôi khi cho artemia vào sau 2 giờ ấu trùng ăn hết).
Soi bằng kính hiển vi gan tụy co lại, nhỏ hơn bình thường, các sắc tố bị mất.
Quan sát bể vào ban đêm thấy có tôm chết phát sáng, xem qua kính hiển vi thấy có coccobacilli nhiều trong ruột tôm.
Điều trị: Sử dụng thuốc kháng sinh không có hiệu quả, khi giống bị bệnh này thường phải xả bỏ, vệ sinh bể làm đợt mới, bệnh này ít gặp.
Phòng ngừa: Vệ sinh kỹ toàn bộ trại sau một chu kỳ sản xuất, phơi khô trại sau 10 ngày, khi nuôi quản lý chăm sóc tốt, hạn chế mắc bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Theo nghiên cứu của Đại học California, Berkeley, tôm nước ngọt (tôm sông) tiêu thụ ốc sên truyền ký sinh trùng gây bệnh sán máu
Hệ số thức ăn cao trong quá trình nuôi tôm càng xanh thương phẩm khiến giá thành tăng, gây ô nhiễm môi trường ao, giảm năng suất.
Tôm càng xanh mẹ ngoài tự nhiên có sử dụng sản xuất giống được không? Nguồn tôm mẹ nào là tốt nhất? (Đỗ Hoài Nam, xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh)
Người nuôi phải nắm kỹ quy trình kỹ thuật nuôi, nhất là kỹ thuật cho tôm ăn và quản lý thức ăn sao cho đạt hiệu quả, vì chi phí thức ăn trong nuôi tôm chiếm
Tôm cành xanh lớn lên qua các lần lột vỏ. Tôm chậm lột vỏ hoặc không lột vỏ thì giảm tăng trưởng, dễ bị bệnh, còi cọc, giảm năng suất nuôi.