Bệnh Đóng Rong Trên Tôm Càng Xanh

Lý do của bệnh đóng rong là do Zoothamnium sp. hoặc các loại Protozoa bám trên vỏ và mang tôm làm tôm stress nếu bị nặng thường tôm sẽ không thể lột vỏ được. Nếu người nuôi tôm không trị được thì sau này tôm sẽ từ từ bỏ ăn, yếu đi và chết.
Nhận diện bệnh đóng rong và cách kiểm tra: Kiểm tra tôm trong sàn ăn (vó), thấy vỏ tôm trơn giống như có nhớt bám trên vỏ tôm và có nhiều khi thấy có rong / tảo bám trên vỏ tôm,vỏ tôm không sạch. Kiểm tra trong phòng thí nghiệm bằng Kính hiển vi sẽ thấy Zoothamnium sp. bám trên vỏ và chân tôm. Sau khi bị nhiễm bệnh, tôm từ từ yếu đi, giảm ăn, vào nằm vùi trong đống bùn ao. Nếu không trị tôm sẽ từ từ chết vì nhiễm bệnh từ các vi khuẩn.
Cách trị bệnh: Giảm số lượng các chất hữu cơ trong ao bằng cách thay nước (nếu có ao lắng nước). Giảm thức ăn xuống từ 5 - 10 % trong một thời gian (để giảm chất hữu cơ thừa). Dùng các vi sinh vật có lợi ích để phân hủy các chất hữu cơ (Ví dụ: Bacillus subtilis 1070 hoặc BS-I). Dùng Formalin (thuốc để diệt Zoothamnium sp. vào buổi tối).
Chú ý: Trong thời gian tôm đang bị bệnh nên trộn Vitamin C vào thức ăn để giúp tôm giảm stress.
Có thể bạn quan tâm

Khi tôm lớn hơn 10 g/con, dùng thức ăn CN từ 20 – 30% đạm, cho ăn 2 – 3 lần/ngày, kết hợp luân phiên với thức ăn tươi sống. (Kỹ thuật nuôi TCX trong ruộng lúa, PGs. TS Dương Nhật Long, Khoa Thủy Sản, Trường Đại học Cần Thơ).

Ở Cần Thơ nông dân xã Thạnh Mỹ, huyện Thốt Nốt xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh theo hình thức nuôi tôm luân canh để có được một vụ lúa đông xuân và một vụ tôm hè thu đảm bảo ăn chắc.

Từ lâu con tôm càng xanh ở đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu nuôi bằng nguồn nước sông, rạch là chính. Giờ đây có một cách làm mới còn chưa được nhiều người biết đến: nuôi tôm càng xanh bằng nguồn nước ngầm, con tôm phát triển nhanh, ít bệnh, tăng thu nhập và lợi nhuận cho người nông dân.

Tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii là loài có kích thước lớn nhất trong số các loài tôm nước ngọt.Tôm phân bố chủ yếu ở sông, rạch, cửa sông vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Người nuôi phải nắm kỹ quy trình kỹ thuật nuôi, nhất là kỹ thuật cho tôm ăn và quản lý thức ăn sao cho đạt hiệu quả, vì chi phí thức ăn trong nuôi tôm chiếm hơn 50% chi phí vụ nuôi.