Trang chủ / Hải sản / Tôm càng xanh

Đặc Điểm Hình Thái Của Tôm Càng Xanh

Đặc Điểm Hình Thái Của Tôm Càng Xanh
Ngày đăng: 29/08/2013

Dựa vào hình dạng và màu sắc để phân biệt tôm càng xanh và các loại tôm khác. Tôm càng xanh thon dài, đối xứng hai bên. Con trưởng thành thường có màu xanh dễ nhận biết, đôi khi có màu nâu nhạt.

- Phần đầu ngực lớn, có dạng hơi giống hình trụ, gồm phần đầu với 5 đốt gần nhau, mang 5 đôi phụ bộ và phần ngực với 8 đốt liền nhau mang 8 đôi phụ bộ. Phần đầu ngực được bao dưới tấm vỏ dày gọi là giáp đầu ngực.

- Phần bụng gồm có 6 đốt có thể cử động và một đốt đuôi. Mỗi đốt mang một đôi phụ bộ gọi là chân bơi. Mỗi đốt bụng có tấm vỏ bao. Tấm vỏ phía trước xếp chồng lên tấm vỏ phía sau. Tuy nhiên tấm vỏ của đốt bụng thứ hai phủ lên cả hai tấm vỏ trước và sau nó.

- Tôm càng xanh khi còn nhỏ có màu trong sáng. Trên giáp đầu ngực có những sọc xanh đen dọc hai bên. Tôm trưởng thành có những vệt màu xanh hơi sậm ngang lưng xen kẽ với màu trắng trongc ủa cơ thể.

- Tôm có chủy dài vượt vảy râu, uốn cong lên từ đoạn giữa chủy, gốc chủy ở nơi hốc mắt nhô cao lên thành mào. Chủy có 11-16 răng trên chủy (2-3 răng sau hốc mắt) và 10-15 răng dưới chủy.

- Các phụ bộ có hình dạng, kích cỡ và chức năng khác nhau. Hai đôi râu có chức năng xúc giác. Một đôi hàm lớn, hai đôi hàm nhỏ và ba đôi chân hàm có chức năng giữ và nghiền mồi. Năm đôi chân ngực có chức năng để bò, năm đôi chân ngực để bơi và một đôi chân đuôi có chức năng như bánh lái. Hai đôi chân ngực đầu tiên của tôm chuyển hóa thành hai đôi càng, đôi càng thứ hai to dùng để bắt mồi và tự vệ.

- Tôm càng xanh trưởng thành không những dễ dàng phân biệt đực và cái qua đôi chân bò thứ hai (càng) mà còn qua cơ quan sinh dục. Lỗ sinh dục đực nằm giữa gốc của đôi chân bò thứ 5, lỗ sinh dục cái nằm ở gốc đôi chần bò thứ 3.

Con cái tiết ra chất kích thích con đực sau khi lột xác tiền giao vĩ. Sự giao vĩ xảy ra giữa tôm đực có vỏ cứng và tôm cái thành thục với mới lột xác tiền giao vĩ. Các trứng thụ tinh được giữ ở bụng tôm mẹ và được dính lại nhờ các tuyến tiết chất dính ở các phụ bộ chân bơi, nó được ấp ở đây cho đến khi nở. Thời gian ấp trứng có thể thay đổi nhưng thường không quá 3 tuần.

Các trứng được cung cấp oxy nhờ sự hoạt động tích cực của các chân bụng và các trứng được vệ sinh nhờ đôi chân ngực thứ nhất. Con cái tiến hành di cư ra sông nơi có nồng độ muối 6-18 ‰ để trứng nở thành ấu trùng.

Ấu trùng mới nở bơi lội trong nước, giai đoạn ấu trùng thường kéo dài từ 4-6 tuần, tùy thuộc nhiệt độ nước, chất lượng nước và thức ăn. Hậu ấu trùng có tập tính bám, chuyển sang sống ở tầng đáy và bắt đầu di cư ngược dòng vào khu vực nước ngọt.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ thuật ương, nuôi thương phẩm tôm càng xanh trong ao đất Kỹ thuật ương, nuôi thương phẩm tôm càng xanh trong ao đất

Mặc dù, tôm càng xanh là đối tượng thủy sản nuôi không đem lại lợi nhuận cao như đối với tôm nuôi nước lợ nhưng ít rủi ro dịch bệnh và có hiệu quả ổn định.

18/11/2015
Bí quyết nuôi tôm càng xanh mùa lũ Bí quyết nuôi tôm càng xanh mùa lũ

Theo kinh nghiệm của các hộ nuôi tôm, năm nào nước lũ đổ về nhiều, nguồn nước ngọt tự nhiên dồi dào, nông dân không cần phải xử lý nước, giúp tôm mau lớn.

18/11/2015
Kỹ thuật ương tôm càng xanh trong nhà vèo Kỹ thuật ương tôm càng xanh trong nhà vèo

Hệ thống nuôi vèo siêu thâm canh hiện nay giúp tăng đáng kể lợi nhuận cho người nuôi tôm. Kết quả nuôi trong trại vèo giúp tôm con khỏe mạnh, đồng đều hơn và chúng có thể tăng trưởng bù khi thả trong ao nuôi.

18/11/2015
Phòng trị bệnh trong sản xuất giống tôm càng xanh Phòng trị bệnh trong sản xuất giống tôm càng xanh

Để có nguồn tôm giống tốt đảm bảo chất lượng và số lượng, cần phải thực hiện tốt khâu phòng, trị bệnh trong quá trình sản xuất.

24/11/2015
Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao

Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ao (Địa điểm xây dựng ao nuôi, Tính chất đất, Công trình ao nuôi, Chuẩn bị ao…), một số trở ngại thường gặp trong nuôi tôm càng xanh (Bệnh đóng rong, Bệnh đen mang).

24/11/2015