Anh Lê Văn Nam với nghị lực làm giàu
Cuộc sống hiện đã ổn định nhưng mấy ai biết, trước đây gia đình anh Nam sống rất vất vả.
Cha mất sớm, mẹ anh một mình làm lụng cực nhọc nuôi con.
Trải qua tuổi thơ nhọc nhằn, anh luôn chăm ngoan và chịu khó giúp mẹ việc nhà.
Sau khi học xong phổ thông, anh không có điều kiện học cao hơn nên quyết tâm bám vườn, tích cực lao động sản xuất để phát triển kinh tế gia đình.
Những năm gần đây, giá mủ cao su xuống thấp, kinh tế gia đình gặp khó khăn.
Suy nghĩ phải tìm cho mình hướng đi mới tăng thu nhập và anh đã chọn nuôi gà trong vườn cao su.
Anh Nam làm giàu từ nuôi gà trong vườn cao su
Cái khó với anh là vốn làm ăn, kinh nghiệm sản xuất còn ít, gia đình thuộc diện khó khăn.
Anh mạnh dạn vay người thân hơn 100 triệu đồng cùng với số tiền gia đình dành dụm được.
Năm 2014, anh xây dựng chuồng trại nuôi gà trong vườn cao su với diện tích 1.000m2 và mua 500 con gà giống về nuôi.
Anh Nam chia sẻ: Lần đầu nuôi gà, do chưa hiểu biết về kỹ thuật dẫn đến số gà chết vì bị bệnh còn nhiều.
Sau đó, tôi tham quan, học tập cách nuôi ở một số gia đình trong và ngoài huyện, nghiên cứu kỹ thuật nuôi gà trên đài, báo, tài liệu kỹ thuật theo hướng sản xuất hàng hóa.
Vừa học vừa làm, tôi dần có kinh nghiệm và kiến thức nuôi, phòng trị bệnh.
Chăm sóc đúng kỹ thuật nên đàn gà của gia đình ngày càng phát triển.
Với 500 con gà giống sau 3 tháng nuôi, trừ chi phí giống, thức ăn, nhân công, tôi thu lãi hơn 20 triệu đồng/lứa.
Mỗi năm, tôi nuôi 4 - 5 lứa gà và cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng”.
Hiện anh Nam đang nuôi 1.000 con gà giống do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ kinh phí giống đầu tư từ Dự án Phát triển chăn nuôi gia cầm quy mô hộ theo hướng VietGAP.
Vừa làm vừa rút kinh nghiệm, cộng thêm ứng dụng khoa học - kỹ thuật nên tỷ lệ gà hao hụt rất ít (gà con bị chết 50/1.000 con).
Sau gần 3 tháng nuôi, mỗi con gà có trọng lượng trung bình 2kg.
Theo anh Nam, số gà xuất chuồng lần này khoảng 1,6 tấn.
Với giá bán hợp đồng 63 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí anh thu gần 30 triệu đồng.
Nhờ nuôi gối đầu nên ngoài đàn gà 1.000 con chuẩn bị xuất chuồng, anh còn có đàn gà 500 con nuôi được hơn 1 tháng, trọng lượng gần 1kg/con.
Anh Nam cho biết: Trong trại lúc nào cũng có gà, như vậy, lúc nào mình cũng có gà thương phẩm cung cấp cho thị trường.
Bên cạnh việc ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm số lượng lớn, hằng ngày tôi còn cung cấp gà thịt cho các chợ trên địa bàn huyện.
Gà nuôi trong vườn cao su có không gian chạy nhảy nên thịt ngon và chắc, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Anh Trần Minh Đức, cán bộ Trạm Khuyến nông huyện Chơn Thành cho biết, trại nuôi gà trong vườn cao su của anh Nam thời gian qua đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Tuy không phải là cách làm mới nhưng với sự giúp đỡ của Trạm Khuyến nông huyện về kỹ thuật xử lý men vi sinh trong chuồng trại, không ảnh hưởng xấu đến môi trường và hướng dẫn kỹ thuật trong chăn nuôi đã tránh được dịch, bệnh trên đàn gia cầm, giúp anh Nam phát triển chăn nuôi bền vững.
Có thể bạn quan tâm
Nói về những tấm gương nông dân làm giàu, tích cực tham gia công tác xã hội, giúp bà con xung quanh cùng vượt khó thoát nghèo trên vùng ngập lũ phía Tây của tỉnh Tiền Giang, mọi người hay nhắc đến ông Trịnh Đông Hải, sinh năm 1951, hiện cư ngụ tại ấp Hiệp Nhơn, xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy.
Ước tính năng suất vụ nghịch này khoảng 4 tấn. Hiện có thương lái tới tận vườn nhà ông để đặt mua với giá rất cao. Thanh long loại 1 để xuất khẩu, giá 56.000 - 58.000 đ/kg, loại 2 giá 30.000 đ/kg (tăng 8.000 - 10.000 đ/kg so với dịp tết năm ngoái). Với mức giá trên, ông sẽ thu về từ 65 - 80 triệu đồng.
Huyện Sơn Động có hơn 68,5 nghìn ha đất lâm nghiệp (đất có rừng và chưa có rừng). Trong đó, diện tích rừng tự nhiên hơn 38 nghìn ha gồm rừng gỗ, rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre nứa. 18.657,7/38.188,2 ha đã được quy hoạch thành rừng sản xuất. Đây cũng là diện tích rừng bị xâm hại nhiều nhất năm qua.
Tưởng như vùng chè ở xã miền núi Xuân Lương, huyện Yên Thế (Bắc Giang) không còn đất sống, thế nhưng mọi chuyện đã khác kể từ khi cây chè được quan tâm, đầu tư. Sau sáu năm, hầu hết diện tích chè ở đây chuyển đổi cây trồng và phương thức canh tác truyền thống sang áp dụng tiêu chuẩn GAP, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.Từ một xã nghèo nhất huyện Yên Thế, nhờ cây chè mà Xuân Lương đang từng bước chuyển mình.
Ngoài 2 thị trường mới cho xuất khẩu thanh long năm 2015 mà Giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật thông báo là Newzealand và Úc, một doanh nghiệp Bình Thuận cũng đang đưa thanh long vào thị trường Ấn Độ với chiều hướng triển vọng, mỗi tuần xuất 1 container.