Xây dựng vùng an toàn dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi gà

Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh yêu cầu ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến các điểm chăn nuôi, cơ sở sản xuất, giết mổ sản phẩm gia cầm nhận thức đầy đủ về điều kiện chăn nuôi, bảo đảm an toàn vệ sinh dịch bệnh, chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường phải bảo đảm sạch bệnh;
Từng bước chuyển đổi chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung công nghệ tiên tiến; tạo mối liên kết giữa ngành chăn nuôi với khâu tiêu thụ, giết mổ, chế biến sản phẩm, tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển bền vững.
Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2020, tỉnh sẽ đầu tư nguồn kinh phí trên 12 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh chi trên 11 tỷ đồng, các cơ sở chăn nuôi chi 1 tỷ đồng cho việc phòng, chống, thanh toán 2 loại dịch bệnh thường xuất hiện trên gà nuôi là bệnh cúm và Niu-cat-xơn.
Trong đó, phần lớn nguồn kinh phí dành để mua vắc xin hỗ trợ cho các nông hộ nuôi nhỏ lẻ có quy mô từ 1.000 con trở xuống (quy mô từ 1.000 con trở lên, chủ cơ sở tự tiêm phòng); một phần dành cho công tác tập huấn, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hoạt động vận chuyển, giết mổ gia cầm...
Các cơ sở, hộ chăn nuôi gà được cấp giấy công nhận an toàn thực phẩm sẽ được lựa chọn tham gia chuổi liên kết cung ứng sản phẩm cho các cơ sở giết mổ, chế biến, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đồng thời được cung cấp con giống cho các chương trình phát triển chăn nuôi của tỉnh.
Với chương trình và giải pháp kể trên, Tây Ninh hướng đến mục tiêu cuối năm 2016 sẽ có 60% cơ sở chăn nuôi gà tập trung, 30% số xã đến cuối năm 2017 có 90% cơ sở và 90% số xã tại huyện thí điểm Dương Minh Châu được công nhận an toàn dịch bệnh.
Các vùng chăn nuôi khác trong tỉnh lần lượt đến năm 2020 sẽ được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh.
Theo ông Nguyễn Thái Sơn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tây Ninh, những năm gần đây mô hình chăn nuôi gà công nghiệp tập trung và chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh có chiều hướng phát triển mạnh.
Đến cuối tháng 6.2015 toàn tỉnh hiện có khoảng gần 5 triệu con gà, trong đó 2,6 triệu con được chăn nuôi tại 43 trang trại, cơ sở chăn nuôi tập trung theo mô hình trại lạnh, khép kín.
Từ năm 2010 đến nay, nhờ sự hỗ trợ của dự án VAHIP và nỗ lực của các hộ chăn nuôi, đã có 22 trang trại được Cục Thú y vùng 6 cấp giấy công nhận an toàn vệ sinh dịch bệnh.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, nhiều hộ dân trên tuyến bờ bao thuộc ấp 12, xã Khánh Tiến, huyện U Minh (Cà Mau) tận dụng diện tích bờ bao lâm phần để trồng khoai môn. Năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi nên hầu hết diện tích khoai môn của người dân đều phát triển tốt. Hiện bà con đang bước vào vụ thu hoạch, trúng mùa nên ai nấy đều phấn khởi.

Hợp tác xã (HTX) rau an toàn Gò Công tại ấp Tân Xã, xã Long Hòa (thị xã Gò Công, Tiền Giang) hoạt động từ ngày 21-8-2006 chủ yếu là sản xuất, tiêu thụ rau an toàn. Từ đó đến nay, HTX không ngừng lớn mạnh, tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước khẳng định được thương hiệu, trở thành cầu nối giữa nông dân và người tiêu dùng.

Những ngày gần đây, thanh long tại các nhà vườn trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Long An đang hút hàng. Ước tính, mỗi ngày có khoảng 100 xe container, xe tải từ Bình Thuận, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tiền Giang… chạy về Châu Thành để lấy hàng đi xuất khẩu.

Hiện nay trên địa bàn quận Bình Thủy (TP Cần Thơ) có 7 hộ dân phát triển vườn cây ăn trái gắn với du lịch sinh thái, góp phần giải quyết đầu ra và tăng thu nhập cho người nông dân.

Xã Khánh Đông, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) là vùng đất đai ít màu mỡ, nguồn nước tưới hạn chế. Tuy nhiên, không đầu hàng về điều kiện thỗ nhưỡng, anh Nguyễn Xuân Long - nông dân địa phương đã có những cách làm khá đặc biệt như dẫn nguồn nước chảy tự nhiên, trồng ổi để chống rầy bảo vệ các loại cây trồng có múi, trồng cây ăn trái lâu năm để có nguồn thu lâu dài...