Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chung tay gỡ đầu ra cho người chăn nuôi

Chung tay gỡ đầu ra cho người chăn nuôi
Ngày đăng: 27/11/2015

Bước đầu, các tổ chức này đã góp phần đáng kể trong việc giải quyết đầu ra cho người chăn nuôi.

Mua chung, bán chung

Sau nhiều lần lỡ hẹn, sản phẩm gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội) lần đầu tiên góp mặt tại Hội chợ sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội được tổ chức vào tháng 10 vừa qua.

Sự kiện này khiến người chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện Sóc Sơn nức lòng phấn khởi.

Ông Nguyễn Văn Đông – Chủ tịch Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn tâm sự, những năm trước, sản phẩm làm ra chưa ổn định về số lượng và đồng đều về chất lượng nên các hộ chăn nuôi luôn đắn đo khi nhận được lời mời tham dự các hội chợ triển lãm nông nghiệp.

Tuy nhiên, sau một năm đi vào hoạt động, Hội đã phát huy được vai trò tích cực trong việc tập hợp, vận động hội viên chăn nuôi đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo ATTP.

Đến nay, Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn đã có khoảng 30 hội viên tham gia, quy mô nuôi tối thiểu đạt 500 con/hộ, tập trung chủ yếu ở các xã Nam Sơn, Bắc Sơn.

Tham gia tổ chức Hội, các thành viên phải cam kết chăn nuôi đúng quy trình từ khâu chọn giống, chăm sóc.

Đặc biệt là đảm bảo thời gian cách ly tiêm phòng vaccine trước khi xuất chuồng khoảng hai tháng.

Việc áp dụng chung một quy trình giúp cho sản phẩm làm ra có sự đồng đều, đảm bảo chất lượng.

Do đó, đến nay gà đồi Sóc Sơn đã “tự tin” gia nhập thị trường với giá bán bình quân 80.000 – 90.000 đồng/kg.

Tại xã Liên Châu (Thanh Oai), một trong những vùng chăn nuôi vịt đẻ trọng điểm của TP, câu chuyện mạnh ai nấy làm là thực trạng tồn tại trong suốt nhiều năm.

Thế nhưng, khi Hội Chăn nuôi và tiêu thụ trứng vịt Liên Châu ra đời vào tháng 3/2015, điểm yếu này bước đầu được khắc phục.

Tính đến nay, Hội có 43 thành viên tham gia với tổng đàn vịt dao động từ 80.000 – 100.000 con.

Ông Lê Văn Trẻo – Chủ tịch Hội cho biết, trước đây người dân chăn nuôi tự do, khó kiểm soát.

Từ khi vào Hội, phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định, điều lệ, trước tiên là phải chăn nuôi đảm bảo rõ nguồn gốc từ con giống đến chất lượng quả trứng.

“Điều này tạo thuận lợi cho việc mua chung, bán chung giữa các thành viên” – ông Trẻo nói thêm.

Tiếp tục gỡ khó

Cho đến nay, UBND TP đã ban hành quyết định thành lập 5 Hội chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm vịt Vân Đình (Ứng Hòa), gà mía Sơn Tây, gà đồi Sóc Sơn, trứng vịt Liên Châu và gà đồi Ba Vì.

Các Hội được thành lập nhằm xây dựng một tổ chức quản lý sản phẩm từ khâu chăn nuôi, thu gom tới khâu vận chuyển, bảo quản, đóng gói và tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, còn thúc đẩy việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu nhằm khai thác lợi thế về danh tiếng lâu dài của sản phẩm.

Ngoài ra, sự ra đời của tổ chức Hội sẽ giúp cơ quan quản lý Nhà nước thuận lợi hơn trong việc quản lý chăn nuôi, giám sát dịch bệnh và dự báo thị trường.

Tuy nhiên, hạn chế hiện nay là hầu hết các vùng chăn nuôi này đều đang thiếu cơ sở giết mổ đảm bảo vệ sinh thú y, ATTP nên người dân phải vận chuyển đi nơi khác để giết mổ.

Bởi thế, mới đây, khi có đoàn người tiêu dùng quận Hai Bà Trưng tới thăm và đặt vấn đề mua gà mổ sẵn, ông Trần Đình Thành – Chủ tịch Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Ba Vì không dám nhận lời.

Ông Thành giải thích: “Nếu có cơ sở giết mổ tại địa phương thì chúng tôi có thể phục vụ ngay nhu cầu của khách hàng, nhưng hiện nay chỉ một số hộ có máy vặt lông thô sơ nên nếu có nhu cầu lớn, khách phải báo trước để huy động người đến giết mổ”.

Bên cạnh đó, việc thiết lập các đầu mối tiêu thụ ổn định như siêu thị, cửa hàng phân phối thực phẩm… của các tổ chức Hội này còn hạn chế.

Đa số, các hộ dân vẫn bán ra ngoài thị trường tự do.

Ông Hà Tiến Nghi – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội cho biết, để hỗ trợ thêm cho người nông dân, Trung tâm cũng tổ chức đưa các đoàn người tiêu dùng tới thăm và đặt mua sản phẩm.

Hy vọng rằng, những biện pháp tích cực này sẽ góp phần giải quyết khó khăn về đầu ra cho người chăn nuôi.

Ông Hà Tiến Nghi – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển Chăn nuôi Hà Nội cho biết: Nhằm giúp các Hội tháo gỡ vấn đề này, vừa qua, Trung tâm đã phối hợp với Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam tổ chức các chuyến đi thực tế khảo sát mô hình để ký kết tiêu thụ trong hệ thống.


Có thể bạn quan tâm

Xây dựng nhãn hiệu chanh đào Lạng Giang (Bắc Giang) Xây dựng nhãn hiệu chanh đào Lạng Giang (Bắc Giang)

Nhờ trồng chanh đào, nhiều nông dân huyện Lạng Giang (Bắc Giang) có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

17/07/2015
Người nuôi tôm hùm lao đao vì trượt giá, lỗ lớn Người nuôi tôm hùm lao đao vì trượt giá, lỗ lớn

Người nuôi tôm hùm Khánh Hòa đang lao đao vì giá giảm chưa từng thấy vào cuối vụ xuất bán. Hiện tôm hùm đã giảm giá từ 500.000 - 600.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.

18/07/2015
Tử huyệt của ngành mía đường Tử huyệt của ngành mía đường

Trong khi ngành mía đường nhiều nước phát triển vượt bậc, nhất là các nước ASEAN thì ở Việt Nam, ngành này lại yếu về mọi mặt, đặt ra đòi hỏi Chính phủ phải đóng vai trò chính trong vận hành, quản lý…

18/07/2015
Choáng váng với chùm nho giá gần 200 triệu đồng Choáng váng với chùm nho giá gần 200 triệu đồng

Chỉ vỏn vẹn 26 quả và nặng gần 0,7kg nhưng một chùm nho Ruby Roman mới đây đã được bán với mức giá gần 200 triệu đồng khiến nhiều người choáng váng.

18/07/2015
Thu hơn 1 tỷ đồng/năm từ cây nho dại Thu hơn 1 tỷ đồng/năm từ cây nho dại

Từ những cây nho dại trồng chơi xung quanh vườn nhà, anh Nguyễn Thường Lang (Khu phố 2, phường Mỹ Hải, TP.Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) đã nhân giống và cung cấp cây giống cho nông dân cả nước, thu về hơn tỷ đồng/năm.

18/07/2015