Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kiên Giang Tìm Hiểu Lí Do Trung Quốc Tung Tiền, Lùng Mua Con Banh Lông

Kiên Giang Tìm Hiểu Lí Do Trung Quốc Tung Tiền, Lùng Mua Con Banh Lông
Ngày đăng: 26/05/2014

Phó chánh văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang vừa ký văn bản chỉ đạo Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cùng thanh tra sở kiểm tra, báo cáo về tình trạng thương lái Trung Quốc thu mua con banh lông trên địa bàn tỉnh này.

Ông Đỗ Xuân Vinh, Phó chánh văn phòng Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang vừa ký văn bản chỉ đạo Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cùng thanh tra sở kiểm tra, báo cáo về tình trạng thương lái Trung Quốc thu mua con banh lông trên địa bàn tỉnh này.

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông Kiên Giang cho biết, sẽ xem xét các quy định về việc khai thác con banh lông.

Nếu không đúng, cơ quan chức năng sẽ xử phạt theo quy định. Song song với đó, Sở sẽ chờ ý kiến phân tích của ngành chức năng, xem banh lông là con gì, đặc tính như thế nào, có giá trị kinh tế không, khai thác có làm ảnh hưởng môi trường sinh sống của các sinh vật biển không....

Ngoài tìm hiểu các thông tin về loài này, các ngành chức năng Kiên Giang cũng cần có biện pháp cảnh báo, bảo vệ bà con ngư dân.

Tỉnh Kiên Giang yêu cầu các cơ quan chức năng tìm hiểu và trả lời những câu hỏi về đặc tính, giá trị kinh tế của con banh lông.

Thời gian qua, tại Kiên Giang xuất hiện thương lái Trung Quốc đến tận thuyền của ngư dân thu mua banh lông với giá 800.000 đồng/kg. Chưa biết nguồn lợi thu được là bao nhiêu, song số tiền người dân bỏ ra để đầu tư ngư cụ dùng bắt banh lông lên tới 40-60 triệu đồng/thuyền và tốn 12-15 triệu đồng mỗi chuyến ra khơi đánh bắt.

Tuy nhiên, sau khi ngư dân ồ ạt khai thác thì gần đây, thương lái lại ngừng thu mua, khiến giá rớt mạnh, đặt ra nghi vấn về “kịch bản” chào giá cao - dân gom ồ ạt - ngừng thu mua tái diễn.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Việc Đưa Cây Chùm Ngây Vào Sản Xuất Hiệu Quả Từ Việc Đưa Cây Chùm Ngây Vào Sản Xuất

Được sự chỉ dẫn tận tình, chúng tôi tìm đến ngôi nhà có vườn cây với tên gọi khá lạ so với người dân Phố núi: cây chùm ngây. Người đàn ông tuổi đã ngoài 50 tên Nguyễn Sỹ Trung chính là chủ nhân của mảnh vườn ấy. Mấy ai ngờ rằng mảnh vườn vỏn vẹn 100 m2 này chính là niềm vui của đôi vợ chồng cựu chiến binh sống tại tổ 4, phường Thắng Lợi (TP. Pleiku).

07/10/2014
Thoát Nghèo Nhờ Trồng Dâu Da Đất Thoát Nghèo Nhờ Trồng Dâu Da Đất

Sở hữu hơn 40 cây dâu da đất với năng suất từ 1 tạ đến 3 tạ/cây, gia đình ông Nguyễn Hòa My (ở thôn An Điền Bắc, xã Cửu An, thị xã An Khê) đã chọn đúng cây trồng, hợp thổ nhưỡng để thoát nghèo “khỏe” với thu nhập gần 50 triệu đồng/năm.

07/10/2014
Nông Dân Krông Pa Thi Đua Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi Nông Dân Krông Pa Thi Đua Sản Xuất, Kinh Doanh Giỏi

Tận dụng lợi thế đất đai, thổ nhưỡng kết hợp với phương pháp canh tác khoa học và trên cả là ý chí vượt khó vươn lên, nhiều hộ nông dân ở huyện Krông Pa đã và đang làm đổi thay cuộc đời mình. Những hộ nông dân thu nhập tiền tỷ hay hàng trăm triệu đồng mỗi năm đã không còn là chuyện hiếm trên vùng đất xa xôi này.

07/10/2014
Quang Minh Mùa Lúa Chín Quang Minh Mùa Lúa Chín

Trong nắng Thu dịu nhẹ nhuộm vàng cánh đồng lúa chín là hình ảnh người dân quê nhanh tay gặt những bông lúa vàng trĩu hạt; là sự tất bật thu từng bó lúa đã hanh khô qua nắng để đưa vào máy tuốt... Những hình ảnh ấy tuy bình dị nhưng đã tạo nên bức tranh sinh động cho mùa lúa chín ở xã Quang Minh (Bắc Quang).

07/10/2014
Đổi Thay Trong Phát Triển Kinh Tế Ở Kim Thạch Đổi Thay Trong Phát Triển Kinh Tế Ở Kim Thạch

Những thế mạnh, tiềm năng của xã đang được cấp ủy, chính quyền và nhân dân tập trung khai thác, biến những lợi thế thành động lực để thúc đẩy mặt bằng kinh tế chung trong toàn xã phát triển đi lên.

07/10/2014