Kiên Giang Thả Hơn 530.000 Con Giống Tái Tạo Phát Triển Nguồn Lợi Thủy Sản

Nằm trong các hoạt động Lễ hội kỷ niệm 279 năm Tao đàn Chiêu Anh Các và Ngày thơ Việt Nam, ngày 5/3 (tức ngày Rằm tháng Giêng), UBND thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang tổ chức thả hơn 530.000 con giống xuống đầm Đông Hồ - Hà Tiên nhằm tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và thả 8 cá thể đồi mồi về với biển.
Những loài thủy sản này do 16 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giống và cá nhân trên địa bàn thị xã Hà Tiên đóng góp gồm: tôm sú, cua, cá các loại và 12 cặp tôm sú bố mẹ. Riêng 8 cá thể đồi mồi do ông Giang Ngọc Lý ở phường Tô Châu (thị xã Hà Tiên) tự nguyện thả xuống biển, với trọng lượng 10 - 15 kg/con, tổng giá trị hơn 100 triệu đồng.
Ông Giang Ngọc Lý cho biết: Trong quá trình khai thác đánh bắt thủy sản trên biển Đông, tôi đã mua lại những con đồi mồi này từ bạn tàu đánh bắt được và đem về nuôi đến nay hơn 3 năm. Việc thả chúng về với biển là một thông điệp vận động, kêu gọi cộng đồng xã hội chung tay bảo vệ môi trường, khai thác đánh bắt, nuôi trồng phải đi đôi với tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Vì đó là lợi ích lâu dài, phát triển bền vững kinh tế thủy sản phục vụ đời sống con người.
Tại lễ thả giống thủy sản về với môi trường tự nhiên, lãnh đạo UBND thị xã Hà Tiên kêu gọi mọi người và cộng đồng xã hội tích cực tham gia công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bà con ngư dân khai thác đúng thời vụ, đúng kích thước mắt lưới và hướng đến khai thác đánh bắt xa bờ, bền vững; không sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện… khai thác đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt, hủy hoại môi trường biển.
Không khai thác đánh bắt những khu vực cá tập trung trong mùa sinh sản. Hành động tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản là trách nhiệm, quyền lợi của mọi người và cộng đồng xã hội đầy tính nhân văn.
Có thể bạn quan tâm

Thạc sĩ Dương Thọ Trường, Chi cục Phó Chi cục thuỷ sản tỉnh Đồng Tháp khẳng định: Cá điêu hồng ở tỉnh Đồng Tháp không bị nhiễm chất Trifluralin.

Phòng chống dịch bệnh thủy sản đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách trong bối cảnh nước ta tiếp tục đẩy mạnh XK và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, hệ thống quản lý giám sát dịch bệnh, thú y thủy sản ở các địa phương lại chưa thống nhất và xuyên suốt, thiếu đội ngũ cán bộ, thiếu nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, cơ chế chính sách về thú y thủy sản... Hàng năm, dịch bệnh vẫn xảy ra ở nhiều địa phương và người nuôi thủy sản vẫn phải âm thầm chịu đựng tổn thất!

Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, đưa giống mới và cơ giới hóa vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập cho người nông dân là những nội dung được ưu tiên hàng đầu trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phú Xuyên.

Giống bê Bách Thảo được nông dân huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) chọn nuôi luôn chiếm ưu thế trong cơ cấu con giống hiện nay nhờ ưu điểm về tầm vóc, sức tăng trưởng khá nhanh, khả năng chống chịu và thích nghi tốt. Toàn huyện hiện có 5.800 con dê tập trung nhiều nhất tại các xã: Tân Thuận Bình, Quơn Long, Bình Phan, Bình Phục Nhứt... Với mô hình này, bà con cải thiện cuộc sống, vươn lên ổn định cuộc sống.

Thời điểm tháng 11.2011, khi giá ớt tươi từ 45.000 – 55.000 đồng/kg, nông dân miền Tây đổ xô trồng ớt. Tuy nhiên, hiện nay giá ớt giảm được cho là do thị trường chính (Trung Quốc) giảm “ăn”, khiến giá sụt giảm.