Sản lượng khai thác hải sản Bà Rịa Vũng Tàu đạt 129.247 tấn

Ông Nguyễn Đức Hoàng, Chi cục phó Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, tính từ đầu năm đến nay, sản lượng khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh đạt 129.247 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước (115.399 tấn). Tuy nhiên, theo chỉ tiêu kế hoạch sản lượng khai thác năm 2015 (kế hoạch 297.000 tấn) chỉ đạt gần 44% kế hoạch.
Công suất tàu đánh bắt không ngừng gia tăng, nhất là đối với phương tiện có công suất lớn khai thác xa bờ. Ngoài sự tăng trưởng về công suất, nhiều nghề đánh bắt mới cũng phát triển như: nghề vây kết hợp ánh sáng, câu, chụp mực, rập ghẹ... Hiện nay, tổng số tàu thuyền đánh bắt hải sản của tỉnh BR-VT là 6.278 chiếc, công suất trên 1 triệu CV. Trong đó, tàu có công suất máy từ 90 CV trở lên 2.791 chiếc, chiếm 44,45%; tàu có công suất máy dưới 90 CV 3.487 chiếc, chiếm 55,54%. Cơ cấu ngành nghề gồm: lưới kéo, vây, rê, câu và các nghề khác (đăng, đáy, te…)
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 1 tháng qua, giá lúa gạo nguyên liệu tại ĐBSCL ở mức cao, nhưng thời điểm giá này, nông dân không còn lúa để bán và đang chuẩn bị vào vụ thu hoạch lúa đông xuân 2013-2014. Nông dân không đủ điều kiện tạm trữ để chờ giá nên luôn chịu thiệt thòi, hầu hết nông dân phải bán lúa tươi tại ruộng ngay khi thu hoạch.

Mặc dù một thời gian dài vào giữa năm 2013, thịt lợn hơi giảm giá mạnh làm cho người chăn nuôi không lãi nhiều nhưng vẫn cầm chừng đàn và với sự tính toán, nắm bắt nhu cầu thị trường, từ tháng 9/2013, nông dân tăng đàn để đảm bảo lượng thịt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm trong Tết Nguyên đán. Đúng vào thời điểm này, giá thịt lợn tăng trở lại tạo điều kiện để người chăn nuôi nâng cao thu nhập.

Xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị là vùng đồng bằng ven biển có diện tích tự nhiên khá lớn nhưng 3/4 diện tích là đất cát bạc màu, hàng năm phải đối mặt với hạn hán, đất nghèo sinh dưỡng, cát lấp và cát bay.

Cụ thể, đối với vùng thấp thì đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, đưa các giống lúa ngắn ngày, chất lượng vào gieo cấy; đối với vùng trũng cấy lúa kém hiệu quả thì chuyển sang đào ao nuôi trồng thuỷ hải sản; còn vùng đồi núi thấp thì trồng cây ăn quả.

Nhiều năm trước, Trấn Dương là xã nghèo của huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) vì hầu hết diện tích canh tác đều cấy lúa, năng suất thấp. Từ khi đưa cây ớt về "ngự trị", nhiều hộ nông dân ở đây đã phất lên nhanh.