Kiên Giang Tập Trung Bảo Vệ Và Chăm Sóc Rừng Trồng

Ông Hoàng Văn Tuấn, PGĐ Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, năm nay tỉnh được phân bổ nguồn kinh phí 15 tỷ đồng để đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng trồng.
Trong đó, vườn quốc gia Phú Quốc được cấp 6 tỷ đồng, U Minh Thượng 5 tỷ đồng, còn lại 4 ban quản lý rừng phòng hộ mỗi đơn vị 1 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí này chủ yếu tập trung cho công tác bảo vệ, chăm sóc rừng và trồng cây phân tán. Dự kiến năm nay sẽ trồng mới 6 ha cây đước và 5 ha cây mắm ở các bãi bồi ven biển nhằm tăng thêm diện tích rừng phòng hộ.
Theo ông Tuấn, từ năm 2008 cho đến nay, Kiên Giang đã trồng mới được 289,9 ha rừng ngập mặn ven biển, chủ yếu là các loại cây chịu sóng gió tốt như: đước, mắm và bần.
Nhờ đó, đã nâng diện tích rừng ngập mặn ven biển lên 6.124 ha, giúp giảm thiểu tình trạng xói mòn do sóng biển đánh thẳng vào bờ, giảm tình trạng xâm nhập mặn ở một số khu vực.
Ngoài ra, mô hình làm hàng chắn sóng và lắng tụ bùn bằng cừ tràm, mê bồ nhằm tạo bãi bồi trồng rừng ven biển do dự án GIZ tài trợ cũng mang lại hiệu quả cao, rừng trồng ít bị hao hụt và phát triển nhanh.
Related news

Vùng trồng khóm Đồng Dinh (huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên) rộng 500ha, năm 2014 bị bệnh héo đỏ lá, 6 tháng đầu năm 2015 gặp nắng hạn, cây khóm xuống sức làm giảm năng suất… Mặc dù hiện nay, giá khóm ổn định nhưng người trồng khóm không vui.

Ông Huỳnh Văn Lành, một chủ nuôi cá lồng bè cho biết, trong thời gian từ giữa tháng 6 trở lại đây, hiện tượng cá chẽm, cá bớp và tôm kẹt bỏ ăn, yếu dần và chết rải rác xuất hiện ở các bè nuôi thủy sản trên sông Chà Và. Hiện 500 lồng nuôi ở tiểu khu này đều có hiện tượng cá bỏ ăn, yếu và chết.

Ngay từ đầu vụ thả tôm, người nuôi tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do thời tiết nắng nóng kéo dài, dẫn đến hiện tượng tôm suy dinh dưỡng, chậm lớn, dịch bệnh xảy ra. Hiện nay, các địa phương đang tập trung nhanh cho việc thu hoạch tôm vụ 1 nhưng hầu hết các hộ nuôi đều cùng chung cảnh lao đao vì thất thu.

Chi cục Thủy sản Hậu Giang vừa phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh và huyện Vị Thủy tiến hành khảo sát thực tế để tìm hiểu nguyên nhân cá nổi đầu hàng loạt trên một số tuyến kênh thuộc địa bàn xã Vị Thủy; đồng thời tiến hành đo chỉ tiêu DO (oxy hòa tan) tại hiện trường và thu mẫu để phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước.

Đây là hoạt động đầu tiên nằm trong kế hoạch phát triển chăn nuôi thuỷ sản huyện Đại Từ (Thái Nguyên) năm 2015. Theo đó, huyện sẽ thả 58.500 con cá giống (các loại: trắm, chép, trôi, mè) trên diện tích 15ha mặt nước của 3 hồ: Lưu Quang, xã Minh Tiến; Vai Cái, xã Văn Yên; Cầu Trà, xã Yên Lãng. Trong tháng 7 này, các đơn vị sẽ phối hợp để hoàn thành thả cá giống tại tất cả các hồ theo kế hoạch.