Kiên Giang Sản Xuất Lúa Vụ 3 Lợi Bất Cập Hại

Những năm gần đây, ngoài sản xuất vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu và lúa mùa trong năm, nhiều nông dân tỉnh Kiên Giang còn tự phát gieo sạ vụ lúa Thu Đông (hay còn gọi là lúa vụ 3) để tăng thêm thu nhập. Tuy nhiên, sản xuất lúa vụ 3 được đánh giá là lợi bất cập hại khi rủi ro rất cao.
Tỉnh Kiên Giang không khuyến khích sản xuất lúa vụ 3, bởi đây là giai đoạn cao điểm mùa mưa bão, điều kiện sản xuất bất lợi với nhiều trở ngại, không đảm bảo đến khi thu hoạch. Tuy nhiên, bà con nông dân vẫn tự ý gieo sạ.
Tính đến thời điểm hiện nay đã có hơn 50.000 ha lúa được gieo sạ, tập trung chủ yếu ở các huyện Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng và TP Rạch Giá.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Kiên Giang, ngoài yếu tố bất lợi về thời tiết, đất đai bạc màu, thời gian sản xuất lúa vụ 3 cũng là thời điểm lúa dễ bị sâu bệnh. Giá lúa sản xuất vụ 3 thường ở mức thấp, khó tiêu thụ do chất lượng không cao, phẩm cấp gạo thấp.
Vì vậy, trước khi quyết định sản xuất thêm lúa vụ 3, bà con nông dân cần tính toán thật kỹ để tránh tình trạng thua lỗ, đất đai bạc màu, ảnh hưởng bất lợi đến vụ mùa tiếp sau.
Related news

Nhắc đến mô hình nuôi gà Ai cập trắng sinh sản không ít các hộ dân trong và ngoài vùng đều biết đến chủ hộ Bùi Thị Tơ, thôn Đông, xã Dương Phúc, huyện Thái Thụy

Khoảng 3 năm trước, chim đà điểu bắt đầu được người dân xã Khai Thái (huyện Phú Xuyên) đưa về chăn nuôi.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên, nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư nuôi dúi.

Mô hình sản xuất rau hữu cơ tại trang trại Hoa Viên cung cấp 1 tấn rau mỗi ngày cho người dân Hà Nội.

Những năm gần đây, huyện Tiền Hải tích cực tuyên truyền người nuôi trồng thủy sản mở rộng diện tích nuôi tôm công nghệ cao để từng bước nâng cao giá trị.