Thủy Hải Sản Cà Mau Rớt Giá
Theo thông tin từ Phòng Kinh tế thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau), giá các mặt hàng thủy hải sản giảm mạnh, khoảng 20 - 30% so với đầu năm 2014.
Đặc biệt, giá khô mực giảm khoảng 40%.
Tính trung bình, các loại mực khô lớn nhỏ đầu năm có giá trung bình 400.000 - 500.000 đ/kg tùy kích cỡ, nay chỉ còn khoảng 200.000 - 300.000 đ/kg. Giá hải sản tại cảng Sông Đốc cũng giảm khá mạnh khoảng 20-30%.
Nếu như đầu năm, mỗi kg cá thu có giá từ 200.000 - 350.000 đ/kg thì nay còn 180.000 đ/kg; cá nục hiện có giá chưa đến 50.000 đ/kg (giảm khoảng 15.000 đ/kg); cá giò 60.000 đ/kg (giảm 5.000 đ/kg); cá ngừ 50.000 đ/kg (giảm hơn 10.000 đ/kg).
Thêm vào đó việc sản lượng khai thác giảm đột ngột đã gây rất nhiều khó khăn cho ngư dân. Anh Lê Hữu Nghĩa, ở ấp Khánh Hưng A, xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời là người đã có nhiều năm đi biển tại cửa biển Sông Đốc cho biết, tình hình đánh bắt hiện nay rất ảm đạm, đặc biệt 2 tháng trở lại đây sản lượng tụt dốc mạnh. Ngư dân đánh bắt cầm chừng chứ không có lãi, thậm chí nhiều phen lỗ lặng.
Ông Di Quốc Tuấn, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Trần Văn Thời chia sẻ: “Nguyên nhân làm thủy hải sản rớt giá chủ yếu là do tình hình XK của các DN hiện nay không thuận lợi. Thêm vào đó, nhu cầu tiêu thụ nguồn hải sản hiện nay cũng không bằng đầu năm. Chính vì vậy, mặc dù sản lượng khai thác 2 tháng qua giảm mạnh nhưng giá các loại thủy hải sản vẫn không nhích lên được".
Có thể bạn quan tâm
Giá trị xuất khẩu con tôm Cà Mau luôn tăng qua các năm, đạt trên 1,2 tỷ USD trong năm 2014. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, phần lớn được xuất dưới dạng sản phẩm thô, mới qua sơ chế, làm giảm giá trị sản phẩm, chỉ có khoảng 40% sản phẩm có giá trị gia tăng được xuất khẩu.
Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) cho biết: Lô hàng cá ngừ đại dương thứ hai của tỉnh ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã được bán đấu giá tại Trung tâm Đấu giá thành phố Osaka (Nhật Bản) vào sáng 2.2, với giá bình quân 1.000 JPY/kg (khoảng 190.000 đồng/kg).
Phần lớn, cá ngừ của Việt Nam được xuất khẩu ở dạng đã qua chế biến, làm hàng đông lạnh thay vì làm hàng chất lượng cao, xuất khẩu nguyên con trực tiếp nên giá trị thu về không cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp thủy sản còn phải nhập khẩu tới 50% nguyên liệu về để chế biến nên khó có thể chủ động trong nguồn hàng cũng như ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm.
Ông Nguyễn Văn Định - Giám đốc Công ty TNHH Hải đảo Lý Sơn cho hay, đơn vị đã ký hợp đồng với hệ thống Siêu thị Big C để phân phối đặc sản tỏi ngồng trên hệ thống siêu thị này và mở 3 cửa hàng bán lẻ khác. Tại Quảng Ngãi, 1 cửa hàng vừa mới khai trương tại số nhà 270 đường Phan Bội Châu, TP. Quảng Ngãi.
Theo đó, các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn nhằm phát hiện và xử lý ngay ổ dịch cúm khi còn ở diện hẹp, không để lây lan; đấu tranh, ngăn chặn việc vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới. Ngoài ra, việc nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng thú y cơ sở cũng cần được chú trọng.