Đã Có 87 Trang Trại Trong Vùng Khuyến Khích Phát Triển Chăn Nuôi

Sáng 23-6, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai (NN-PTNT) về việc đầu tư xây dựng thí điểm vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy tại các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Thống Nhất và Trảng Bom.
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT, trong vùng quy hoạch khuyến khích phát triển chăn nuôi của tỉnh hiện đang có 87 trang trại hoạt động, trong đó có 83 trang trại của huyện Cẩm Mỹ, 4 trang trại của huyện Xuân Lộc. Bên cạnh đó, tại xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất), Hợp tác xã chăn nuôi Tây Bạch Lâm (với 20 hội viên, tổng vốn góp 600 triệu đồng) và Hợp tác xã chăn nuôi Đông Đức Long (với 7 thành viên, tổng góp vốn 500 triệu đồng) cũng đã được thành lập.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi vẫn còn một số tồn tại như: công tác di dời, quản lý quy hoạch chưa cao (hiện huyện Trảng Bom vẫn còn 36 trang trại xây mới bên ngoài vùng quy hoạch); hạ tầng trong vùng quy hoạch chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất thực tế; quá trình di dời, triển khai phát triển chăn nuôi còn chậm...
Tại buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh đề nghị, trong thời gian tới Sở NN-PTNT phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương trong công tác rà soát và xây dựng kế hoạch triển khai quy hoạch; đồng thời làm việc với Sở Tài nguyên và môi trường thống nhất thực hiện các thủ tục đất đai, môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi tại các khu vực đã được quy hoạch. Bên cạnh đó, cần xây dựng kế hoạch cụ thể về việc di dời các trang trại bên ngoài vào vùng quy hoạch; hỗ trợ đầu tư hạ tầng (đường, điện...) tại các vùng quy hoạch.
Có thể bạn quan tâm

Chỉ nuôi con gà, con lợn, trồng trọt hay thả cá, nhưng đã có không ít nông dân đã trở thành những tỷ phú, thậm chí là “đại gia”. Suốt gần 1 năm phát động và tổ chức, Cuộc thi viết Tự hào Nông dân Việt Nam lần thứ 2, đã có rất nhiều “đại gia” nông dân xuất hiện trên Báo Nông Thôn Ngày Nay.

Mới đây, huyện Đơn Dương đã chính thức được công nhận là huyện nông thôn mới (NTM) của tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là huyện NTM đầu tiên của khu vực Tây Nguyên.

Từ vốn vay hỗ trợ lãi suất làm nông nghiệp đô thị của TP.HCM, anh Nguyễn Văn Nhật (ấp 1, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi) đã mạnh dạn đầu tư cải tạo bãi hoang ven sông Sài Gòn để trồng hoa lan.

Từ con số 902 trang trại năm 2010, đến nay Quảng Trị chỉ còn 26 trang trại vì lý do không đạt hai tiêu chí theo Thông tư số 27 của Bộ NNPTNT, 876 trang trại theo tiêu chí cũ bị loại bỏ, hàng loạt nông dân muốn thành lập trang trại nhưng vấp phải tiêu chí nên đành dở dang mơ ước.

“Sản xuất phân bón giả, kém chất lượng ngày càng tinh vi, liều lĩnh”- ông Đỗ Thanh Lam – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) nhận định tại “Hội nghị tuyên truyền và chia sẻ kinh nghiệm phòng chống phân bón giả, kém chất lượng” tổ chức tại Thanh Hoá mới đây.